Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388209

Truyền thuyết về làng Đồng Đội, Núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 15/01/2022 08:10:45

Truyền thuyết về làng Đồng Đội, Núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là hai câu chuyện được đăng ký là di sản văn hóa phi vật thể của xã Nga Lĩnh cũ (nay là xã Nga Phượng).

ĐẢNG ỦY XÃ NGA LĨNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN TUYÊN GIÁO

Số: /BC-BTG Nga Lĩnh, ngày 05 tháng 5 năm 2016

BÁO CÁO
THỰC TRẠNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ XÃ NGA LĨNH


Thực hiện Công văn số 39- CV/BTGHU ngày 29/4/2016 của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nga Sơn về việc báo cáo thực trạng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Nga Sơn ;
Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã Nga Lĩnh báo cáo thực trạng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Nga Lĩnh như sau:

I.KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT XÃ NGA LĨNH :
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Nga Lĩnh là xã đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây nam huyện Nga sơn, cách trung tâm huyện lỵ 7km, phía Đông - Bắc giáp xã Nga Thắng, phía Đông - Nam giáp xã Nga Nhân, Nga Thạch; phía Nam là sông Lèn, ranh giới giữa huyện Nga sơn và huyện Hậu lộc; phía Tây giáp tiếp giáp xã Hà Hải, Hà Toại huyện Hà Trung được ranh giới bởi sông Hoạt. Địa hình được phân làm hai vùng rõ rệt, có xen đồi, núi và bao bọc bởi hơn 4km đê sông. Xã có hệ thống đường tỉnh lộ 508, 524 chạy qua cùng với đường thủy nội địa tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại, giao lưu kinh tế với trung tâm huyện và các xã trong vùng. Diện tích đất tự nhiên 511,71 ha trong đó có 283,76 ha đất nông nghiệp chiếm 55,45%, toàn xã có 1.197 hộ với 4.202 khẩu, quy mô dân số được phân bố ở 5 thôn. Đảng bộ có 277 đảng viên sinh hoạt ở 10 chi bộ. Đảng bộ, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh được cấp trên khen thưởng hàng năm.
Xã Nga Lĩnh được phân bố thành 5 khu dân cư là 5 làng và thôn. Phía Đông Bắc là làng Đồng Đội ; phía Đông Nam là làng Vân Hoàn, phía Tây Nam là làng Giải Uấn ; phía Tây là làng Hội Kê ; phía Tây Bắc là làng Báo Văn.
Năm 2005 cả 5 làng đã khai trương xây dựng làng văn hoá, đến nay có 5/5 làng đã đạt danh hiệu Làng Văn Hoá cấp huyện. Trong xã có 3 trường là Trường THCS, trường Tiểu học và trường Mầm Non đến nay đã có 2 trường đạt “ Trường học có đời sống văn hoá tốt” cấp huyện.
Xã Nga Lĩnh đã khai trương xây dựng Xã Văn Hoá năm 2006 đến năm 2013 đã đạt Xã chuẩn văn hóa Nông Thôn Mới.
Trong xã có hai di tích cấp tỉnh là di tích chùa Thông Báo Văn và di tích Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi.
Xã Nga Lĩnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ năm 2001 ; được công nhận Xã chuẩn Quốc gia về Y tế năm 2003 ; hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 1999 ; Trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia năm 2008 ; Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II năm 2010.
Từ năm 2000 đến nay Đảng bộ Nga Lĩnh được công nhận “ Trong sạch vững mạnh” trong đó một năm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các đoàn thể quần chúng hàng năm đều đạt vững mạnh. Nhân dân và cán bộ trong xã nhiều năm đạt thành tích xuất sắc được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn.
2. Truyền thống lịch sử - Văn hóa.
Các hoạt động văn hoá của xã Nga Lĩnh được sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Chính quyền và các ngành, đoàn thể nên đã đật được nhiều kết quả rất đáng phấn khởi. Hàng năm đều tổ chức được nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao tại xã ; nhiều lần tham gia tại huyện đều đạt giải thưởng cao. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi đã tạo được một không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Công tác quản lý Nhà nước về văn hoá ở xã được thực hiện tốt. Tất cả các hoạt động văn hoá, hoạt động tín ngưỡng, quản lý các di tích đều đảm bảo lành mạnh, tiến bộ, theo các quy định của Nhà nước.

II. THỰC TRẠNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở XÃ NGA LĨNH :
Theo truyền thuyết và những câu chuyện truyền miệng do những người của các thế hệ trước kể lại thì xã Nga Lĩnh có nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Có thể thống kê một số di sản như : các câu chuyện về lịch sử các làng, các câu chuyện về phong tục tập quán, các trò chơi trò diễn, các phương pháp sản xuất thủ công, các nghề nghiệp truyền thống v.v... Nhưng đến nay đã bị mai một rất nhiều. Những người già thì đã không còn minh mẫn để nhớ hết được. Vì vậy chỉ còn một số di sản còn tồn tại.
Năm 2014 Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa chỉ đạo tiến hành điều tra về di sản văn hóa phi vật thể tại Nga Sơn. Sau hơn 2 tháng tiến hành công tác tổng kiểm kê trên địa bàn xã Nga Lĩnh, cuộc kiểm kê đã thu được 24 phiếu điều tra được 2 di sản thuộc loại hình Ngữ văn dân gian.
Cụ thể như sau:
- Truyền thuyết núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh
- Truyền thuyết làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh.

IV. NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ DI SẢN:
Ngữ văn dân gian:
1. Truyền thuyết núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn :
Truyền thuyết về núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn có nhiều người trong thôn Vân Hoàn, trong huyện Nga Sơn và các huyện lân cận như : Hậu Lộc, Hoằng Hóa, hà Trung biết đến. Nhưng nói đến câu truyện này thì ông Phùng Đình Thắng và bà Ngô Thị Nhuận thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh biết được nhiều và rõ ràng hơn cả.
Chuyện kể : Một năm vào ngày mồng 10 tháng Hai tại vị trí đỉnh núi Vân Lỗi (Vân Hoàn) có Đức Địa Mẫu ( Xuân Hoa Ngọc Nữ, Bà chúa Ngọc) giáng từ Trời xuống. Đức Địa Mẫu để lại một cuốn sách Ước tại một vị trí trên sườn núi.
Đầu thế kỷ 20, một năm vào ngày 16 tháng 2 Thánh Mẫu đã đầu thai xuống trần làm con một gia đình ông Như tại làng Chiêng, xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 22 tháng 3 năm 1951 khi ấy Đức Địa Mẫu đã đầu thai làm người trần đến du ngoạn núi Vân Lỗi.
Ngày 20 tháng 11 năm 1957 Đức Địa Mẫu lại du ngoạn núi Vân Lỗi lần thứ hai.
Ngày 12 tháng 2 Đức Địa Mẫu trở về trời.
Những nơi Đức Địa Mẫu giáng trần là những nơi rất linh thiêng, con người và cảnh vật đều phát triển tươi tốt. Đặc biệt tại những vị Đức Địa Mẫu giáng trần hiện nay đều là những nơi thờ phụng và nếu ai có lòng thành lễ bái thì đều được như ý nguyện. Vì vậy nhân dân trong làng Vân Hoàn, trong xã Nga Lĩnh, các xã và các huyện lân cận rất sùng bái những nơi này. Hàng năm nhân dân đều về những nơi Đức Địa Mẫu giáng trần như núi Vân Lỗi để lẽ bái cầu xin phù hộ cho gia đình, làng nước bình yên, có nhiều phúc lộc.
2. Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh :
Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hầu hết những người già trong làng Đồng Đội đều biết đến. Nhưng hiện nay câu truyện truyền thuyết và làng Đồng Đội thì ông Trịnh Văn Hải thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh biết được là tương đối đầy đủ.
Nội dung câu truyện truyền thuyết làng Đồng Đội như sau :
Vào thế kỷ 13 những năm vua Lý Cao Tôn trị vì. Trong một lần đi đánh giặc Chiêm Thành đoàn thuyền chiến của vua đi qua vùng biển nay thuộc vị trí thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh vua cho quân đồn trú. Ban đêm vua nằm mộng thấy một vị thần, vua mới khấn rằng nếu Thần phù hộ cho Ta đi đánh thắng giặc trận này thì Ta sẽ xây dựng tại nơi này một ngôi đền thờ cho Thần đó.
Quả nhiên trận đó vua thắng trận. Vua về lại bãi đất là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hiện nay xây dựng một ngôi đền quanh năm thờ phụng vị thần đã phù giúp vua thắng trận. Vua phong sắc cho vị thần là Linh Lang Thượng Đẳng Tối Linh Thần.
Một Cung Phi của Nhà vua xin với vua được ở lại mảnh đất có ngôi đền để quanh năm chăm lo hương khói, cúng lễ. Cung phi cũng xin vua bảy người lính hầu ở lại để xây dựng thành một vùng quê mới. Vùng đất ấy chính là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay và bảy người lính hầu của cung phi là bảy ông tổ dòng họ đầu tiên của làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay.
Truyền thuyết kể lại rằng ngôi đền thờ mà vua xây dựng lên rất linh thiêng. Người dân trong làng cầu xin điều gì đều được như ý. Hàng năm cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch làng Đồng Đội lại tổ chức hội làng. Làng tổ chức cúng tế tại đền. Và đặc biệt là cứ sau khi lễ tế xong thì trời đều đổ mưa. Nhân dân ai có hành vi bất kính trước đền thì về nhà sẽ bị ốm. Sau khi có lễ đến cầu xin thần đền thì mới khỏi.

V. Những hạn chế, khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý:
Hiện nay trên địa bàn xã Nga Lĩnh có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Một Lễ hội đã được phục dựng hoàn thiện.
Các lễ hội vẫn diễn ra liên tục hàng năm theo truyền thống. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và hạn chế :
- Chưa huy động được các nguồn lực trong công tác xã hội hóa cho công việc trùng tu và duy trì các lễ hội thường xuyên.
- Lễ hội chủ yếu là lễ hội tín ngưỡng, các phần lễ đã bị rút gọn đi rất nhiều, phần hội khôi phục rất khó khăn , các hoạt động văn hóa thể thao truyền thống không duy trì được.
- Các di sản phi vật thể bị mai một nhiều. Nếu không được lưu giữ bảo tồn thì nguy cơ sẽ thất truyền.
VI. Kiến nghị và đề xuất.
- Đề nghị các ngành các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt là có chính sách hỗ trợ trong việc khôi phục các lễ hội đã bị mai một.
- Đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương, khuyến khích các trò chơi dân gian, trò diễn truyền thống để lễ hội thêm phong phú, đa dạng đảm bảo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đề nghị cấp trên tổ chức các lớp tập huấn, tham quan thực tế các di tích cho công chức văn hóa xã để học tập kinh nghiệm.

TM. ĐẢNG ỦY XÃ NGA LĨNH
BÍ THƯ - TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO

2. Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh :

Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hầu hết những người già trong làng Đồng Đội đều biết đến. Nhưng hiện nay câu truyện truyền thuyết và làng Đồng Đội thì ông Trịnh Văn Hải thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh biết được là tương đối đầy đủ.

Nội dung câu truyện truyền thuyết làng Đồng Đội như sau :

Vào khoảng năm 1222 thời vua Lý Cao Tôn trị vì. Quân Bố Hạ vào cửa biển Nghệ An xin giao thương buôn bán. Trong một lần đi đánh quân Bố Hạ (Chiêm Thành) đoàn thuyền chiến của vua đi qua vùng biển nay thuộc vị trí thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh vua cho quân đồn trú. Ban đêm vua nằm mộng thấy một vị thần, vua mới khấn rằng nếu Thần phù hộ cho Ta đi đánh thắng giặc trận này thì Ta sẽ xây dựng tại nơi này một ngôi đền thờ cho Thần đó.

Quả nhiên trận đó vua thắng trận. Vua về lại bãi đất là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hiện nay xây dựng một ngôi đền quanh năm thờ phụng vị thần đã phù giúp vua thắng trận. Vua phong sắc cho vị thần là Linh Lang Thượng Đẳng Tối Linh Thần.

Một Cung Phi của Nhà vua xin với vua được ở lại mảnh đất có ngôi đền để quanh năm chăm lo hương khói, cúng lễ. Cung phi cũng xin vua bảy người lính hầu ở lại để xây dựng thành một vùng quê mới. Vùng đất ấy chính là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay và bảy người lính hầu của cung phi là bảy ông tổ dòng họ đầu tiên của làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay.

Truyền thuyết kể lại rằng ngôi đền thờ mà vua xây dựng lên rất linh thiêng. Người dân trong làng cầu xin điều gì đều được như ý. Hàng năm cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch làng Đồng Đội lại tổ chức hội làng. Làng tổ chức cúng tế tại đền. Và đặc biệt là cứ sau khi lễ tế xong thì trời đều đổ mưa. Nhân dân ai có hành vi bất kính trước đền thì về nhà sẽ bị ốm. Sau khi có lễ đến cầu xin thần đền thì mới khỏi.

Cách đây gần 800 năm, năm 1205 khi vua Cao Tôn cùng vợ thứ 7 đi dẹp giặc Chiêm Thành về thấy nơi đây đất rộng phì nhiêu rộng rãi, bà xin nhà vua cho bà và 7 người lính ở lại xây dựng làng lúc đó lấy tên là làng Dầu đội, về sau đổi là làng Đồng Đội và 7 vị lính này thành 7 ông tổ và cửa họ của làng đầu tiên. Đó là : 2 họ Phạm, 2 họ Trịnh, 1 họ Nguyễn, 1 họ Vũ và 1 họ Đồng.

Quá trình xây dựng và phát triển đến nay làng có gần 20 cửa Họ. Trong thời gian này nhân dân trong làng Đồng Đội đoàn kết giúp đỡ nhau để vượt qua những khó khăn về thiên nhiên về thời đại phong kiến. Lúc bấy giờ để phát triển và ông cha ta đã biết đúc kết những kinh nghiệm những sáng tạo để động viên nhân dân vượt qua khó khăn xây dựng làng, khai phá đất hoang để sản xuất sinh sống nên đã tạo nên lớp người thuần phong mỹ tục. Cảnh vật bao la, tiềm năng phong phú, điền địa mênh mông. Cảnh vật lạ lùng như :

Đền Thượng Đẳng hai tòa hiển ứng nghiêm trang

Cống Đá nọ ngăn dòng nước đoái thủy hãn

Núi Đất kia trấn ngọn gió Kim

Đường Đội Phủ ngày ngày kìm cương ngựa xe trăm thứ quý

Mả Sứ Vương đêm khuya văng vẳng tiếng học hành kinh sử

Sốc Cây Bàng kim quy triều quý

Địa hình địa vật kết tinh gò Mỏ Phượng






Truyền thuyết về làng Đồng Đội, Núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 15/01/2022 08:10:45 (GMT+7)

Truyền thuyết về làng Đồng Đội, Núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là hai câu chuyện được đăng ký là di sản văn hóa phi vật thể của xã Nga Lĩnh cũ (nay là xã Nga Phượng).

ĐẢNG ỦY XÃ NGA LĨNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN TUYÊN GIÁO

Số: /BC-BTG Nga Lĩnh, ngày 05 tháng 5 năm 2016

BÁO CÁO
THỰC TRẠNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ XÃ NGA LĨNH


Thực hiện Công văn số 39- CV/BTGHU ngày 29/4/2016 của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nga Sơn về việc báo cáo thực trạng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Nga Sơn ;
Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã Nga Lĩnh báo cáo thực trạng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Nga Lĩnh như sau:

I.KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT XÃ NGA LĨNH :
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Nga Lĩnh là xã đồng bằng ven biển nằm ở phía Tây nam huyện Nga sơn, cách trung tâm huyện lỵ 7km, phía Đông - Bắc giáp xã Nga Thắng, phía Đông - Nam giáp xã Nga Nhân, Nga Thạch; phía Nam là sông Lèn, ranh giới giữa huyện Nga sơn và huyện Hậu lộc; phía Tây giáp tiếp giáp xã Hà Hải, Hà Toại huyện Hà Trung được ranh giới bởi sông Hoạt. Địa hình được phân làm hai vùng rõ rệt, có xen đồi, núi và bao bọc bởi hơn 4km đê sông. Xã có hệ thống đường tỉnh lộ 508, 524 chạy qua cùng với đường thủy nội địa tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại, giao lưu kinh tế với trung tâm huyện và các xã trong vùng. Diện tích đất tự nhiên 511,71 ha trong đó có 283,76 ha đất nông nghiệp chiếm 55,45%, toàn xã có 1.197 hộ với 4.202 khẩu, quy mô dân số được phân bố ở 5 thôn. Đảng bộ có 277 đảng viên sinh hoạt ở 10 chi bộ. Đảng bộ, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh được cấp trên khen thưởng hàng năm.
Xã Nga Lĩnh được phân bố thành 5 khu dân cư là 5 làng và thôn. Phía Đông Bắc là làng Đồng Đội ; phía Đông Nam là làng Vân Hoàn, phía Tây Nam là làng Giải Uấn ; phía Tây là làng Hội Kê ; phía Tây Bắc là làng Báo Văn.
Năm 2005 cả 5 làng đã khai trương xây dựng làng văn hoá, đến nay có 5/5 làng đã đạt danh hiệu Làng Văn Hoá cấp huyện. Trong xã có 3 trường là Trường THCS, trường Tiểu học và trường Mầm Non đến nay đã có 2 trường đạt “ Trường học có đời sống văn hoá tốt” cấp huyện.
Xã Nga Lĩnh đã khai trương xây dựng Xã Văn Hoá năm 2006 đến năm 2013 đã đạt Xã chuẩn văn hóa Nông Thôn Mới.
Trong xã có hai di tích cấp tỉnh là di tích chùa Thông Báo Văn và di tích Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi.
Xã Nga Lĩnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ năm 2001 ; được công nhận Xã chuẩn Quốc gia về Y tế năm 2003 ; hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 1999 ; Trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia năm 2008 ; Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II năm 2010.
Từ năm 2000 đến nay Đảng bộ Nga Lĩnh được công nhận “ Trong sạch vững mạnh” trong đó một năm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các đoàn thể quần chúng hàng năm đều đạt vững mạnh. Nhân dân và cán bộ trong xã nhiều năm đạt thành tích xuất sắc được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn.
2. Truyền thống lịch sử - Văn hóa.
Các hoạt động văn hoá của xã Nga Lĩnh được sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Chính quyền và các ngành, đoàn thể nên đã đật được nhiều kết quả rất đáng phấn khởi. Hàng năm đều tổ chức được nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao tại xã ; nhiều lần tham gia tại huyện đều đạt giải thưởng cao. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi đã tạo được một không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Công tác quản lý Nhà nước về văn hoá ở xã được thực hiện tốt. Tất cả các hoạt động văn hoá, hoạt động tín ngưỡng, quản lý các di tích đều đảm bảo lành mạnh, tiến bộ, theo các quy định của Nhà nước.

II. THỰC TRẠNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở XÃ NGA LĨNH :
Theo truyền thuyết và những câu chuyện truyền miệng do những người của các thế hệ trước kể lại thì xã Nga Lĩnh có nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Có thể thống kê một số di sản như : các câu chuyện về lịch sử các làng, các câu chuyện về phong tục tập quán, các trò chơi trò diễn, các phương pháp sản xuất thủ công, các nghề nghiệp truyền thống v.v... Nhưng đến nay đã bị mai một rất nhiều. Những người già thì đã không còn minh mẫn để nhớ hết được. Vì vậy chỉ còn một số di sản còn tồn tại.
Năm 2014 Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa chỉ đạo tiến hành điều tra về di sản văn hóa phi vật thể tại Nga Sơn. Sau hơn 2 tháng tiến hành công tác tổng kiểm kê trên địa bàn xã Nga Lĩnh, cuộc kiểm kê đã thu được 24 phiếu điều tra được 2 di sản thuộc loại hình Ngữ văn dân gian.
Cụ thể như sau:
- Truyền thuyết núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh
- Truyền thuyết làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh.

IV. NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ DI SẢN:
Ngữ văn dân gian:
1. Truyền thuyết núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn :
Truyền thuyết về núi Vân Lỗi thôn Vân Hoàn có nhiều người trong thôn Vân Hoàn, trong huyện Nga Sơn và các huyện lân cận như : Hậu Lộc, Hoằng Hóa, hà Trung biết đến. Nhưng nói đến câu truyện này thì ông Phùng Đình Thắng và bà Ngô Thị Nhuận thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh biết được nhiều và rõ ràng hơn cả.
Chuyện kể : Một năm vào ngày mồng 10 tháng Hai tại vị trí đỉnh núi Vân Lỗi (Vân Hoàn) có Đức Địa Mẫu ( Xuân Hoa Ngọc Nữ, Bà chúa Ngọc) giáng từ Trời xuống. Đức Địa Mẫu để lại một cuốn sách Ước tại một vị trí trên sườn núi.
Đầu thế kỷ 20, một năm vào ngày 16 tháng 2 Thánh Mẫu đã đầu thai xuống trần làm con một gia đình ông Như tại làng Chiêng, xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 22 tháng 3 năm 1951 khi ấy Đức Địa Mẫu đã đầu thai làm người trần đến du ngoạn núi Vân Lỗi.
Ngày 20 tháng 11 năm 1957 Đức Địa Mẫu lại du ngoạn núi Vân Lỗi lần thứ hai.
Ngày 12 tháng 2 Đức Địa Mẫu trở về trời.
Những nơi Đức Địa Mẫu giáng trần là những nơi rất linh thiêng, con người và cảnh vật đều phát triển tươi tốt. Đặc biệt tại những vị Đức Địa Mẫu giáng trần hiện nay đều là những nơi thờ phụng và nếu ai có lòng thành lễ bái thì đều được như ý nguyện. Vì vậy nhân dân trong làng Vân Hoàn, trong xã Nga Lĩnh, các xã và các huyện lân cận rất sùng bái những nơi này. Hàng năm nhân dân đều về những nơi Đức Địa Mẫu giáng trần như núi Vân Lỗi để lẽ bái cầu xin phù hộ cho gia đình, làng nước bình yên, có nhiều phúc lộc.
2. Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh :
Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hầu hết những người già trong làng Đồng Đội đều biết đến. Nhưng hiện nay câu truyện truyền thuyết và làng Đồng Đội thì ông Trịnh Văn Hải thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh biết được là tương đối đầy đủ.
Nội dung câu truyện truyền thuyết làng Đồng Đội như sau :
Vào thế kỷ 13 những năm vua Lý Cao Tôn trị vì. Trong một lần đi đánh giặc Chiêm Thành đoàn thuyền chiến của vua đi qua vùng biển nay thuộc vị trí thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh vua cho quân đồn trú. Ban đêm vua nằm mộng thấy một vị thần, vua mới khấn rằng nếu Thần phù hộ cho Ta đi đánh thắng giặc trận này thì Ta sẽ xây dựng tại nơi này một ngôi đền thờ cho Thần đó.
Quả nhiên trận đó vua thắng trận. Vua về lại bãi đất là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hiện nay xây dựng một ngôi đền quanh năm thờ phụng vị thần đã phù giúp vua thắng trận. Vua phong sắc cho vị thần là Linh Lang Thượng Đẳng Tối Linh Thần.
Một Cung Phi của Nhà vua xin với vua được ở lại mảnh đất có ngôi đền để quanh năm chăm lo hương khói, cúng lễ. Cung phi cũng xin vua bảy người lính hầu ở lại để xây dựng thành một vùng quê mới. Vùng đất ấy chính là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay và bảy người lính hầu của cung phi là bảy ông tổ dòng họ đầu tiên của làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay.
Truyền thuyết kể lại rằng ngôi đền thờ mà vua xây dựng lên rất linh thiêng. Người dân trong làng cầu xin điều gì đều được như ý. Hàng năm cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch làng Đồng Đội lại tổ chức hội làng. Làng tổ chức cúng tế tại đền. Và đặc biệt là cứ sau khi lễ tế xong thì trời đều đổ mưa. Nhân dân ai có hành vi bất kính trước đền thì về nhà sẽ bị ốm. Sau khi có lễ đến cầu xin thần đền thì mới khỏi.

V. Những hạn chế, khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý:
Hiện nay trên địa bàn xã Nga Lĩnh có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Một Lễ hội đã được phục dựng hoàn thiện.
Các lễ hội vẫn diễn ra liên tục hàng năm theo truyền thống. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và hạn chế :
- Chưa huy động được các nguồn lực trong công tác xã hội hóa cho công việc trùng tu và duy trì các lễ hội thường xuyên.
- Lễ hội chủ yếu là lễ hội tín ngưỡng, các phần lễ đã bị rút gọn đi rất nhiều, phần hội khôi phục rất khó khăn , các hoạt động văn hóa thể thao truyền thống không duy trì được.
- Các di sản phi vật thể bị mai một nhiều. Nếu không được lưu giữ bảo tồn thì nguy cơ sẽ thất truyền.
VI. Kiến nghị và đề xuất.
- Đề nghị các ngành các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt là có chính sách hỗ trợ trong việc khôi phục các lễ hội đã bị mai một.
- Đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương, khuyến khích các trò chơi dân gian, trò diễn truyền thống để lễ hội thêm phong phú, đa dạng đảm bảo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đề nghị cấp trên tổ chức các lớp tập huấn, tham quan thực tế các di tích cho công chức văn hóa xã để học tập kinh nghiệm.

TM. ĐẢNG ỦY XÃ NGA LĨNH
BÍ THƯ - TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO

2. Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh :

Truyền thuyết về làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hầu hết những người già trong làng Đồng Đội đều biết đến. Nhưng hiện nay câu truyện truyền thuyết và làng Đồng Đội thì ông Trịnh Văn Hải thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh biết được là tương đối đầy đủ.

Nội dung câu truyện truyền thuyết làng Đồng Đội như sau :

Vào khoảng năm 1222 thời vua Lý Cao Tôn trị vì. Quân Bố Hạ vào cửa biển Nghệ An xin giao thương buôn bán. Trong một lần đi đánh quân Bố Hạ (Chiêm Thành) đoàn thuyền chiến của vua đi qua vùng biển nay thuộc vị trí thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh vua cho quân đồn trú. Ban đêm vua nằm mộng thấy một vị thần, vua mới khấn rằng nếu Thần phù hộ cho Ta đi đánh thắng giặc trận này thì Ta sẽ xây dựng tại nơi này một ngôi đền thờ cho Thần đó.

Quả nhiên trận đó vua thắng trận. Vua về lại bãi đất là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh hiện nay xây dựng một ngôi đền quanh năm thờ phụng vị thần đã phù giúp vua thắng trận. Vua phong sắc cho vị thần là Linh Lang Thượng Đẳng Tối Linh Thần.

Một Cung Phi của Nhà vua xin với vua được ở lại mảnh đất có ngôi đền để quanh năm chăm lo hương khói, cúng lễ. Cung phi cũng xin vua bảy người lính hầu ở lại để xây dựng thành một vùng quê mới. Vùng đất ấy chính là làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay và bảy người lính hầu của cung phi là bảy ông tổ dòng họ đầu tiên của làng Đồng Đội, xã Nga Lĩnh ngày nay.

Truyền thuyết kể lại rằng ngôi đền thờ mà vua xây dựng lên rất linh thiêng. Người dân trong làng cầu xin điều gì đều được như ý. Hàng năm cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch làng Đồng Đội lại tổ chức hội làng. Làng tổ chức cúng tế tại đền. Và đặc biệt là cứ sau khi lễ tế xong thì trời đều đổ mưa. Nhân dân ai có hành vi bất kính trước đền thì về nhà sẽ bị ốm. Sau khi có lễ đến cầu xin thần đền thì mới khỏi.

Cách đây gần 800 năm, năm 1205 khi vua Cao Tôn cùng vợ thứ 7 đi dẹp giặc Chiêm Thành về thấy nơi đây đất rộng phì nhiêu rộng rãi, bà xin nhà vua cho bà và 7 người lính ở lại xây dựng làng lúc đó lấy tên là làng Dầu đội, về sau đổi là làng Đồng Đội và 7 vị lính này thành 7 ông tổ và cửa họ của làng đầu tiên. Đó là : 2 họ Phạm, 2 họ Trịnh, 1 họ Nguyễn, 1 họ Vũ và 1 họ Đồng.

Quá trình xây dựng và phát triển đến nay làng có gần 20 cửa Họ. Trong thời gian này nhân dân trong làng Đồng Đội đoàn kết giúp đỡ nhau để vượt qua những khó khăn về thiên nhiên về thời đại phong kiến. Lúc bấy giờ để phát triển và ông cha ta đã biết đúc kết những kinh nghiệm những sáng tạo để động viên nhân dân vượt qua khó khăn xây dựng làng, khai phá đất hoang để sản xuất sinh sống nên đã tạo nên lớp người thuần phong mỹ tục. Cảnh vật bao la, tiềm năng phong phú, điền địa mênh mông. Cảnh vật lạ lùng như :

Đền Thượng Đẳng hai tòa hiển ứng nghiêm trang

Cống Đá nọ ngăn dòng nước đoái thủy hãn

Núi Đất kia trấn ngọn gió Kim

Đường Đội Phủ ngày ngày kìm cương ngựa xe trăm thứ quý

Mả Sứ Vương đêm khuya văng vẳng tiếng học hành kinh sử

Sốc Cây Bàng kim quy triều quý

Địa hình địa vật kết tinh gò Mỏ Phượng






0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC UBND xã