Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388209

Lý lịch di tích Nhóm bia đá chùa Sùng nghiêm (Vân Lỗi) thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng

Ngày 15/01/2022 07:47:24

Lý lịch di tích Nhóm bia đá chùa Sùng nghiêm (Vân Lỗi) thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng

SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN THANH HÓA
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG

LÝ LỊCH
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
NHÓM BIA ĐÁ CHÙA VÂN LỖI (NÚI VÂN LỖI)
XÃ NGA LĨNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

THÁNG 6 NĂM 2007

SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LÝ LỊCH
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
NHÓM BIA ĐÁ CHÙA VÂN LỖI (NÚI VÂN LỖI)
XÃ NGA LĨNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

I-TÊN DI TÍCH
Di tích lịch sử văn hóa nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (tên đại tự khắc trên chùa) hay còn gọi là chùa Sùng Nghiêm, theo tên gọi khác trong tấm bia ma nhai trên núi Vân Lỗi. Trước kia còn có tên nôm là chùa Sỏi, bây giờ một phần nhân dân vẫn quen gọi theo tên làng mà ngôi chùa tọa lạc là chùa Vân Hoàn, thuộc làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
II- ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ
Di tích lịch sử văn hóa nhóm bia đá chùa Vân Lỗi nằm ở phía Tây Nam của dãy núi Vân Lỗi thuộc địa phận làng Vân Hoàn, cách cụm dân cư khoảng 800m.
Xã Nga Lĩnh trước cách mạng tháng tám có tên là xã Sơn Đầu, thuộc tổng Thạch Tuyền. Trước kia xã gồm các làng: Đồng Đội, An Lạc (đổi thành Giải Uấn), Hội Kế (đổi thành Hội Kê), Báo Biến (đổi thành Báo Văn), Vân Sối (đổi thành Vân Hoàn). Từ năm 1945 – 1947 xã Sơn Đầu đổi tên thành Phượng Đầu. Năm 1948 đổi thành Nga Lĩnh. Cho đến nay Nga Lĩnh gồm các làng: Vân Hoàn, Đồng Đội, Giải Uấn, Hội Kê, Báo Văn.1
Xã Nga Lĩnh phía Đông giáp xã Nga Nhân, phía Tây giáp xã Hà Toại (huyện Hà Trung), phía Nam giáp xã Nga Thạch và một phần của xã Quang Lộc ( Hậu Lộc), phía Bắc giáp xã Nga Thắng.
Từ Thành phố Thanh Hóa đi bằng đường bộ, chúng ta theo quôc lộ 1A về hướng bắc khoảng 30 km, sau đó rẽ phải theo quôc lộ 13 tại địa phận thuộc thị trấn Hà Trung, đi tiếp khoảng 15 km tới cầu Báo Văn thuộc xã Nga Lĩnh, qua cầu rẽ phải 1km là tới di tích.

1 : Theo “Tên làng xã Thanh Hóa” tập II- Ban nghiên cứu và biên sọan lịch sử Thanh Hóa. NXB Thanh Hóa năm 2000

III-LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH
Như chúng ta đã biết đạo Phật được du nhập vào nước ta bằng đường thủy và bắng đường bộ từ đầu Công nguyên, nhưng hiện nay vẫn chưa có cứ liệu nào nói cụ thể về thời điểm xuất hiện đạo Phật ở mảnh đất này.
Tuy nhiên theo một số tu liệu ghi chép cho phép chúng ta dự đoán có thể Phạt giáo đã có mặt ở Nga Sơn từ đầu Công nguyên.
Lịch sử đã chứng minh Phật giáo hưng thịnh nhất là ở giai đoạn thế kỷ X – XV, đặc biệt thời Lý – Trần Phật giáo đã trở thành quốc giáo, trong triều phần lớn là hệ thống Tăng quan; chùa chiền mọc lên khắp nơi, trong dân nới nào cũng nghe thấy tiếng chuông, tiếng mõ niệm phật ...
Trong xu hướng chung đó, chùa Vân Lỗi (Sùng Nghiêm) đã đựng dựng lên vào khoảng thế kỷ XIV – đời nhà Trần. Đây cũng là ngôi chùa lớn đầu tiên được ghi chép trong sử sách. Không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất này được chọn làm nơi xây cất ngôi chùa quý đó.
Xưa kia đã có Tao nhân mặc khách đã từng qua đây và hết lòng ca ngợi cảnh đẹp của vùng đất này còn lưu mãi trong những tấm bia mai nham trên núi Vân Lỗi:
“Đông có xóm làng, nhà cửa đông đúc có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh len lỏi tới hương Đại Lỵ (2), núi Ma Ni3 có thể làm cảnh tráng quan cho các vùng Quận huyện. Bắc kề đường lớn, ăn thông với Thầu đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại người qua.
Đúng là bốn phía làm giới phong đứng trấn ở non Vân Lỗi vì non này là chủ các non”.
(Dẫn theo: “Thơ văn Lý – Trần”- NXB Khoa học xã hội năm 1996)
Sách: “Thanh Hóa tỉnh chí” phần nói về núi sông có đoạn viết: “ Núi Vân Lỗi còn một tên nữa là Vân Nham, ở xã Thạch Giản thuộc Nga Sơn. Trong động có kí văn khắc vào đá như sau: Núi Vân Lỗi quanh co đột nhiê mọc lên trên mảnh đất cao ven sông, nhiều đá lởm chởm và sâu thẳm như tán như tụ. Giữa những khe đá có hoa cỏ chen nhau, trông vẻ ngũ sắc tô điểm ở giữa có một ngọn


2: Đại lị, hay Đại Lợi: Theo văn bia “Ngưỡng sơn Linh Xứng tự bi minh”(1126) thời Lý có tên Càn Ni, đến thời Lê kiêng húy đổi thành Đại Lý, huyện Phong Lộc, phủ Hà Trung cũ (nay thuộc xã Đại Lộc và Đồng Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa).
3: Núi Ma Ni: Theo văn bia :Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh” (1125) thời Lý có tên là Càn Ni, đời Trần đổi thành Ma Ni, thuộc làng Phủ Lý, phủ Đồng Sơn cũ (nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) 
những khe đá có hoa cỏ chen nhau, trông vẻ ngũ sắc tô điểm ở giữa có một ngọn
núi cao chót vót đứng thành hàng trăm núi đá nhọn như giáo, lưng chừng vách núi có động, động có chùa, chùa cổ mà bia đá thành hoang tàn ...”
Chùa Sùng Nghiêm, núi Vân Lỗi không chỉ nổi tiếng một thời. Năm 1650 trong một lần đi bái yết Sơn Lăng, Đại nguyên soái tổng quốc chính Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đã qua đây, và trước :ánh sóng sắc non biết bao xinh đẹp”, ngài đã bỏ thuyền lên bờ khắc ghi trê đá bài thơ nổi tiếng:
Danh thắng nêu cao đệ nhất châu,
Dáng non như vẽ nước như dầu.
Nửa khép động non mời hạc tới,
Chắn ngang doi cát dỡn chim âu.
Lối tuyết chú tiều men dưới núi,
Đường tiên du khách vượt gềnh sâu.
Lên cao tận hưởng vui xem sóng,
Biển biếc mịt mờ một sắc thu.
( Bản dịch thơ của Tiến sĩ Hoàng Văn Lâu- Viện Nghiêm cứu Hán Nôm)
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian, di tích chùa Vân Lỗi, núi Vân Lỗi cũng như những tấm bia mang đầy dấu ấn lịch sử này hầu như đã bị con người lãng quên, nó không còn là chốn đô hội của một thời, giờ tất cả đã thành hoàng phế ... Bây giờ đến chùa chỉ nghe thấy tiếng của những loài thú trên núi, xa xa loáng thoáng bóng người làm đồng, những đứa trẻ chăn trâu, còn cửa chùa thì luôn im ỉm đóng.
Ngọn núi Vân Lỗi là chủ của các non giờ đây đang bị bào mòn dần vì nhân dân trong xã ngoài nghề nông, nghề trồng cói, một số còn duy trì cuộc sống của mình bằng nghề khai thác đá.
Tương truyền trước kia di tích còn có một ngôi chùa lớn, quanh chùa có không dưới 10 tấm bia lớn nhỏ, nhưng giờ chỉ còn 5 tấm (một tấm đã bị vỡ gần hết), đồng thời trong chùa có một hòn đá thuyền kích thước 10 x 3m, gọi là hòn “Thạch Bàn”.
Trước thời chống Pháp chùa còn 25 pho tượng, năm 1945 đã bị phá đi nhiều. Đến năm 1978 nhân dân trong xã phát động phong trào khôi phục lại ngôi chùa. Năm 1996 – 1997 ngôi chùa và phủ Mẫu được xây dựng lại và tồn tại như vậy cho đến ngày nay.

IV- LOẠI HÌNH DI TÍCH
Chùa Sùng Nghiêm- núi Vân Lỗi được khẳng định là ngôi chùa cổ. Dấu tích thời đại được chứng minh bằng những tấm bia còn lại ở đây. Đó là tấm bia thời Trần, niên hiệu Thiệu Khánh thứ 3 (1372) của Phạm Sư Mạnh; Tấm bia bài thơ của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (1650); Tấm bia thời Cảnh Hưng và hai tấm bia khác ...
Ngôi chùa và phủ Thiên Tiên Thánh Mẫu mới được xây dựng lại cách đây không lâu nhưng cũng đủ để chúng ta thấy được rằng: Chùa Sùng Nghiêm cũng giống như các chùa ở ven biển vùng Thanh Hóa là nơi thờ đa thần giáo.
Trước kia những ngày hội của chùa cũng là ngày hội của nhân dân Nga Lĩnh và những vùng phụ cận ...
Với những ý nghĩa trên nhóm bia đa chùa Sùng Nghiêm, núi Vân Lỗi thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa.
V- KHẢO TẢ DI TÍCH
Đáng chú ý nhất trong di tích này là nhóm bia đá gồm 5 tấm:
- Bia thứ nhất: (Tính từ dưới chân núi lên). Bia có tên “Vân Lỗi sơn kí”, được khắc năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Diềm bia trang trí hoa văn trơn dật 3 cấp, mỗi cấp rộng 2 cm. Kích thước than bia 1,4m x 1,8m với 18 dòng chữ Hán (thể chữ Chân). Nội dung ca ngợi cảnh hùng vĩ, tráng lệ của núi Vân Lỗi.
- Bia thứ hai : (Đã bị sứt) Tấm bia này do Đại nguyên soái tổng quốc chính, sư thượng thượng phụ, duệ đoán, văn công vũ đức Thanh Vương (tức chúa Trịnh Tráng) ngự bút năm 1650 trong một lần đi bái yết sơn lăng, có dịp qua núi Vân Lỗi ở Nga Sơn. Bia có chiều dài 1,6m; cao 1,44m; diềm bia rộng 10cm trang trí hoa văn hình Kỷ hà, trong khuông Kỷ hà được trang trí hoa cúc nhiều cánh, diềm thân và diềm đế cùng được thể hiện loại hoa văn Kỷ hà. Trên bia khắc bài thơ thể “Thất ngôn bát cú” nói lên cảnh đẹp của núi non và vùng đất nơi đây.
- Bia thứ 3: (còn lành nguyên). Bia có tên là “Sùng Nghiêm tự, Vân Lỗi Sơn, Đại bi nham”. Tác giả tấm bia này là Hữu bọc xạ Hiệp thạch Phạm Sư Mạnh, khắc năm Thiệu Khánh năm thứ 3 (1372). Bia có kích thước cao 1,14m; rộng 87cm; Trán bia cao 17cm, trang trí đôi rồng thời Trần ẩn vân, miệng rồng ngậm ngọc. Diềm bia rộng 5cm trang trí hoa văn vân may, diềm phía dưới rộng 10 cm, trang trí hoa văn hình sóng nước. Bia cách mặt đất 50 cm. Bia được khắc dữ Hán (thể chữ chân) gồm 25 dòng, mỗi dòng khoảng 30 chữ, ca ngợi cảnh hùng vĩ, sầm uất của núi non và sông nước và làng mạc nơi đây.
- Bia thứ 4: Tên bia: “Sùng Nghiêm am tự kí”, có kích thước 71 x 64cm, diềm bia rộng 6cm, trang trí hoa văn dây cúc leo cách điệu, diềm đế trang trí một lớp hoa văn cánh sen.
Bia được khắc hai hàng chữ chân, hàng trên là tên bia, dưới là hàng chữ dọc ghi pháp hiệu vị sư trụ trì ở chùa nhưng không rõ niên đại vào thời nào?
- Bia thứ 5:
Nằm ở phía phải của ngôi chùa, đã bị vỡ, kích thước còn lại đo được rộng 1,1m; cao 97cm, diềm bia rộng 6cm, được trang trí hoa văn dây leo cách điệu. Bia cách mặt đất 6cm, nội dung ca ngợi lẽ huyền diệu của đạo Phật, phần sau kê tên những người có tiền, của công đức vào chùa.
Như vậy sự tồn tại của 05 tấm bia này là minh chứng cho sự ra đời của ngôi chùa. Nghiên cứu nội dung các văn bia sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc khảo cứu, sưu tầm những những nguồn tư liệu cổ, góp phần to lớn trong việc xác định những giá trị văn hóa, vật chất và tinh thần của con người, vùng đất Nga Sơn – Thanh Hóa và cả nước.
Kết cấu ngôi chùa:
Hiện trạng ngôi chùa bây giờ là kết quả của lần quyên góp và xây dựng mới dây của nhân dân trong vùng với kết cấu khá đơn giản.
Chùa được xây dựng ở sườn phía Nam núi Vân Lỗi, cách mặt đất khoảng 50m. Từ dưới chúng ta đi lên chùa bằng các bậc đá lớn nhỏ khác nhau có chiều rộng 2m.
Phía trước ngôi chùa khoảng 200m có nhánh sông Mã được bắt nguồn từ ngã Ba Bông chảy vòng qua theo chiều từ phải qua trái và đổ ra Lạch Sung. Phía sau là dòng sông Hoạt bắt nguồn là một nhánh của sông Mã đổ ra biển. Qua cửa Đáy.
Sân chùa được láng xi măng có diện tích 41m2 (8,2 x 5m). Từ sân lên chùa bằng một bậc hè rộng 65cm, cách mặt sân 29cm. Cửa chùa được xây cuốn vòm cao 2,3m: rộng 1,8m. Hệ thống cửa được làm bằng gỗ và sử dụng theo hình thức cửa lùa.
Ngôi chùa có diện tích 30m2(7,5m x 4m), đưoạ xây tường bít đốc sung quanh, phía sau dựa vào vách núi, mái xây cuốn vòm, bên trên lợp ngói vẩy hến.
- Trong chùa có 5 bệ thờ:
Bệ thứ nhất: Cao 0,9m; dài 1,3m; rộng 65cm, trên đặt 3 bát hương thờ Tam Sơn bằng gỗ.

Bệ thứ 2 : Cao hơn so với bệ thứ nhất 15cm; dài 1,5m; rộng 65cm, gồm 3 pho tượng: Giữa là Thích Ca sơ sinh, bên trái thờ Thánh Tăng, bên phải thờ Đức Ông.
Bệ thứ 3: Cao hơn bệ thứ hai 32cm; dài 1,95m; rộng 75cm, trên đặt tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt.
Bệ thứ 4: Cao hơn bệ thứ ba 23cm; dài 1,95m, rộng 56cm, trên đặt tượng Như Lai, hai bên là hai tượng Quan Âm.
Bệ thứ 5: Cao hơn bệ thứ tư 45cm; dài 2,1m; rộng 75cm, phía trên là 3 pho tượng Tam Thế (quá khứ, hiện tại và vị lai).
Bên cạnh ngôi chùa là phủ thờ Tiên Sơn Thánh Mẫu được xây dựng năm 1996, gồm 3 gian với kết cấu hai vì gỗ đơn giản truyền thống. Liên kết giữa hai vì và đầu hồi là 2 xã dọc. Hoành, rui, mè là bằng luồng, trên lợp ngói máy 9ngois tây), phía trước ghi dòng Đại tự: “Tiên Sơn Thánh Mẫu từ”.
Sân của phủ thờ có kích thước 2,5 x 7,5m. Phía trước có bàn thờ lộ thiên hình bông sen : cao 1,1m; đường kính 57cm.
2 bậc hè :
Bậc 1: cao 25cm; rộng 24cm; dài 7,5m.
Bậc 2: Cao 13cm; rộng 27cm.
Phủ gồm 3 cửa xây cuốn vòm. Cửa giữa cao 2,05m; rộng 1,38m; cửa bai bên hẹp hơn rộng 1,2m. Mỗi cửa gồm 2 cánh gỗ theo kiểu bức bàn.
Phía trong nhà rộng 2,9m; dài 7m, xây tường bít đốc, từ trong nhà mleen thượng lương cao 3,5m. nền nhà được lát xi măng.
Trong Phủ có 3 bệ thờ ở 3 gian:
Bệ 1 ở gian bên phải dài 1,1m; cao 88cm; rộng 87cm.
Bệ 2 rộng 1,15m; dài 1,75m; cao 90cm.
Bệ 3 rộng 70cm; dài 97cm; cao 88cm.
Hậu cung được xây cuốn vòm, có diện tích 1,34m. Thờ Đức Ông, Đức Thánh Trần, hội đồng Tứ phủ.
(trên cùng là tượng Mẫu Địa, dưới là tam tòa Thánh Mẫu).
VI-CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH
Hiện vật đá:
- Gồm 05 tấm bia với kích thước khác nhau như đã nói ở phần khảo tả.
Hiện vật gỗ:
- Thần vị (hộp) cổ: 02 chiếc.

- Hộp đựng sắc phong cổ: 01 chiếc.
- Tam sơn cổ (loại nhỏ): 03 pho.
- Tượng cổ (lớn): 08 pho.
- Tượng cô, cậu (nhỏ): 02 pho.
- Khay mịch (cổ): 02 chiếc.
- Mâm bồng (cổ): 03 chiếc.
- Mâm bồng (cổ) (loại trung): 02 chiếc
- Đài chén (cổ): 12 chiếc;
- Tượng gỗ cổ được đẽo bằng rìu: 04 pho.
- Ống hương, hoa cổ: 08 chiếc.
Hiện vật sứ:
- Một bình vôi (thế kỉ XVII) bị vỡ quai;
- 10 bát hương mới;
Ngoài ra hiện vật bằng đá còn 08 chân tảng; 02 đế căm lộng; 04 cối đa; 01 chuông đồng nhỏ được cung tiến.
VII- TRẠNG THÁI BẢO QUẢN
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi từ thời Trần- Lê – Nguyễn tồn tại đến ngày nay đã trải qua những phen phong ba bão táp và do ý thức bảo vệ của con người chưa tốt nên hệ thống bia mai nham ở đây đã bị mòn,vỡ nứt và một phần bị khai thác đánh đá nung vôi.
Ngôi chùa và phủ thờ Mẫu mới được tôn tạo trong những năm 90 của thế kỉ XX. Chùa được xây kiểu mái vòm, chỉ có một gian hậu cung, lưng tựa vào vách núi. Phủ Thiên Tiên Thánh Mẫu xây theo kiểu nhà cấp 4 với 3 gian kết cấu hai vì gỗ. Qui mô và kiến trúc chưa phù hợp với cảnh quan của ngôi chùa, những đồ thờ ở đây phần lớn là đồ mới.
Hệ thống bia ở đây là những tấm bia cổ khá quý hiếm đặc biệt là tấm bia thời Trần. Vì vậy việc bảo quản chúng và tonn tạo lại ngôi chùa cho phù hợp với cảnh quan là một việc làm cấp thiết trong thời gian sớm nhất của chính quyền địa phương và những cơ quan chuyên môn.
VIII-PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ - SỬ DUNG DI TÍCH
Trong kho tàng văn bản Hán Nôm, các văn bản cổ nhất hiện còn lưu gữ được vẫn là các văn bản khắc trên đá. Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi để lại cho chúng ta những thông tin vô cùng quí giá. Chúng phản ánh những gì có nhu cầu được phổ

biến rộng rãi, sao cho bàn dân thiên hạ, khách vẵng lai thập phương đều được biết: Đó là những sự kiện trọng đại, những điều tốt đẹp cần phát huy, nhẽng cảnh đẹp đáng ca ngợi, những điều thiêng liêng phải được ngưỡng mộ ...đồng thời chúng còn ghi lại sự tích, hành trạng của các vị sư thờ ở chùa (Tấm bia thứ tư), kể về lai lịch của chùa, ca ngợi cảnh đẹp của chùa và lẽ huyền diệu của đạo Phật ...(bia thứ nhất, bia thứ ba). Đặc biệt tấm bia thời Trần cho ta thấy được đây là một vùng đất cổ và là một trung tâm Phật giáo lớn của Nga Sơn từ thời Lý – Trần gắn với dòng sông Hoạt- con đường giao thông thủy Bắc – Nam vô cùng quan trọng thời phong kiến.
Mặt khác những tấm bia khắc với cách trình bày công phu, chạm trổ tinh tế ... tất cả mang một giá trị thẩm mỹ rõ rệt. Chúng là một bộ phận không thể thiếu được trong việc trang trí nơi thờ cúng, nơi danh lam cổ tích.
Trải qua nhiều thế kỷ thiên nhiên – xã hội không ngừng biến động khiến các di tích và di vật nếu không bị hủy hoại thì cũng bị lưu lạc, tản mát ... trong khi những tấm bia ấy có thể là di vật “biết nói” mà lịch sử để lại cho đời sau. Những dòng chữ ấy có thể cho chúng ta biết nhiều điều quí giá về quá khứ của một vùng đất, về đời sống kinh tế- Chính trị, xã hội và Văn hóa của cha ông thuở trước. Cho chúng ta biết những con số về ruộng đất, tiền bạc, những tên người, tên xứ đồng và những địa phương khắc ghi trong đó.
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi là một di sản quí giá, có giá trị to lớn trong nhiều lĩnh vực như đã nói ở trên, lại nằm ở địa điểm có phong cảnh hữu tình nên cần phải có chế độ bảo vệ và sử dụng đặc biệt để phù hợp với việc phát huy giá trị của di tích.
Chính quyền và nhân dân xã Nga Lĩnh đã có ý thức gìn giữ di sản văn hóa của ông cha. Địa phương đã cử một cụ Từ có trách nhiệm và hiểu biết kết hợp với những người cao tuổi ngày ngày trông coi, quét dọn và trông cây trên núi. Nhưng do chưa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa nên chưa có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nên việc trùng tu ngôi chùa với kiến trúc cũ làm mất đi vẻ đẹp và tầm quan trọng của di tích.
Di tích nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (núi Vân Lỗi) phải được đặt dưới sự quản lý của địa phương. Các công tác chuyên môn như trùng tu, tôn tọa, tổ chức lễ hội và việc phát huy giá trị của di tích ... phải có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Mọi hoạt động của di tích phải được phép của chính quyền và cơ quan chuyên ngành theo đúng tinh thần của luật di sản đã ban hành.


Hiện nay khu vực phía bắc của di tích đang tồn tại công trường khai thác đá (đã có từ lâu). Để tránh tác động đến di tích, chính quyền địa phương cần nhanh chón có biện pháp và vận động nhân dân chấm dứt việc khai thác đá tại khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ.
Trong tương lai di tích nhóm bia đá chùa Vân Lỗi sẽ là một địa chỉ lí tưởng cho việc sinh hoạt văn hóa tâm linh lành mạnh của nhân dân trong vùng.
IX- CƠ SỞ PHÁP LÍ ĐỂ BẢO VỆ DI TÍCH
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi đã được Bảo Tàng tỉnh Thanh Hóa đưa vào danh sách mục bảo vệ từ năm 1995.
Năm 2006 UBND xã Nga Lĩnh và UBND huyện Nga Sơn đã có văn bản đề nghị UBND tinh và sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa làm hồ sơ khảo sát để công nhận di tích lịch sử văn hóa nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (núi Vân Lỗi).
Di tích nhóm bia đá chùa Vân Lỗi đã được giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa chuẩn y kế hoạch của Ban Quản lý Di tích – Danh thắng đề nghị khảo sát lập hồ sơ trình UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa đợt I năm 2007.
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi thuộc địa phận đất công do UBND xã Nga Lĩnh quản lý.
Với những cơ sở pháp lí trên và những ý nghĩa văn hóa lịch sử đã trình bày, nhóm bia đá chùa Vân Lỗi đủ tiêu chí để đề nghị công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa.

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2007

TRƯỞNG BAN QLDT-DT Người lập hồ sơ
Viên Đình Lưu Tr

PHỤ LỤC
-BIA THỨ NHẤT:
Do bia ở trên cao, nhiều chữ mất nét lại là bia mai nham khắc luôn trên vách núi nên mờ và khó đọc, cộng với sự hạn chế về thời gian nên việc khôi phục tìm chữ mờ đã mất là rất khó khăn, công việc đó phải được tiến hàn trong thời gian khá dài và không thể thiếu sự cộng tác của những đồng nghiệp trong lĩnh vực Hán Nôm. Do vậy trong khuôn khổ phần phụ lục này toi chỉ xin tạm lược ý tấm ba nhưn sau:
Bia có tên “Vân Lỗi sơn kí” (Ghi chép về núi Vân Lỗi), được khắc thời Cảnh Hưng năm thứ 32 (1771), chưa rõ tác giả là ai?. Bia này do ông Doãn Trọng Thường người xã (Tảo?) Khê, huyện Thượng (Phúc?), phủ Thường Tín vâng chép.
Phần đầu văn bia lý giải vì sao ngọn núi này có tên là “Vân Lỗi”? vì trên núi có nhiều vách đá trập trùng, hom homt như tán như tụ, cao hàng trăm thước. Từ đó trên núi đã có ngôi chùa lớn và có bia đá nhưng chưa rõ có từ khi nào?
Trải qua các triều đại, đặc biệt là thời Trần đã có nhiều tao nhân mặc khách qua núi Vân Lỗi làm thơ và khắc bia lưu lại cho bao đời.
Núi Van Lỗi hùng vĩ là vậy, những dòng nước trên núi sâu thẳm mà sớm chiều lên xuống. Chùa Vân Lỗi uy nghi mà tĩnh lặng luon tỏa ra mùi hương ngào ngạt. Thật xứng là kì quan của hàng trăm ngàn năm vậy.

-BIA THỨ HAI:
Phiên âm :
Canh Dần đông, Dư bái yết sơn lăng, lộ kinh Nga Sơn chi Vân Lỗi, sơn sắc ba quang tú lệ khả ái, viên kinh đan đăng ngạn, ... lãm nhất biến, ngâm hứng bột sinh, vĩnh lưu vu thạch.
Danh thắng cao tiêu đệ nhất châu,
Sơn dung như đại thủy như du.
Bán phong sơn động yêu huyền lạc,
Bình trướng sa đinh hạp bạch âu.
Tuyết kính tiều duyên ngoan thạch cước,
Đan trình khách độ cấp than đầu.
Bằng cao dục tận quan lan hứng,
Bích lạc thương minh nhất sắc thu.
Đại nguyên soái tổng quốc chính, sư thượng thượng phụ, Duệ đoán, Văn công vũ đức Thanh Vương ngự bút.
(Người phiên âm: Trịnh Thị Tâm- Ban QLDT-DT Thanh Hóa)
Dịch nghĩa:
Mùa đông năm Canh Dần (1650), ta đi bái yết sơn lăng, qua núi Vân Lỗi ở Nga Sơn. Ánh sóng, sắc non xiết bao xinh đẹp, ta liền bỏ thuyền lên bờ, ngắm nhìn khắp lượt, hứng thơ dào dạt, liền khắc ghi lên đá để truyền lại lâu dài:
Danh thắng nêu cao: đẹ nhất châu,
Dáng non như vẽ, nước như dầu.
Nửa khép động non mời hạc tới,
Chắn ngang doi cát dỡn chim âu.
Lối tuyết chú tiều men dưới núi,
Đường tiên du khách vượt ghềnh sâu.
Lên cao tận hưởng vui xem sóng,
Biển biếc mịt mờ một sắc thu.
Đại nguyên soái tổng quốc chính, sư thượng thượng phụ, Duệ đoán, Văn công vũ đức Thanh Vương ngự bút.(1)
(Bản dịch nghĩa của Tiến sĩ Hoàng Văn Lâu - Viện nghiên cứu Hán Nôm)

- BIA THỨ BA:
Phiên âm:
SÙNG NGHIÊM TỰ VÂN LỖI SƠN ĐẠI BI NHAM
Phù nhị nghi hữu tượng, hiển phú tải dĩ hàm sinh; tứ thời vô hình, tiềm hàn thử dĩ hóa vật. Viên dĩ khuy thiên giám địa, dung ngu gia thức kì đoan; minh âm động dương, hiền triết hãn cùng kì số. Nhiên nhi thiên địa bao hồ âm dương nhi dị thức giả dĩ kì hữu tượng dã; Âm dương xử hồ thiên địa nhi na cùng dã. Cố tri tượng hiển khả trưng, tuy ngu bất hoặc, tiềm hình mạc đổ, tại trí do mê. Huống hồ Phật đạo sùng hư, thừa u khống tịch.
Kim trụ trì Đại Hòa thượng, ẩn lâm nhất minh. xả thân xuất gia vi phù đồ, trụ trì Khánh Lâm tự, hữu chiếu mệnh dĩ đa niên hĩ. Tắc thừa hứng du phương, kiến Vân Lỗi sơn, tứ phương uất mậu, kỳ tâm khả ngoạn. Tắc khai sơn tạc thạch, kiến lập sổ am, tố Tam thế nhất bộ, toàn kim tí vu cao sơn, thần hôn chúc đảo, Hoàng đồ củng cố, thiên hạ thái bình, Thánh cung vạn tuế.
Niệm kì Đông hữu tụ lạc, lục li ốc xá, khả vi hào gia chi phú quí.
Kỳ Nam ấp Trường Giang, xuất địa hải chi khẩu, khả vi thế giới chi minh.

1: Thanh Vương tức Trịnh Tráng. Ông lên ngôi vương (sử gọi là Chúa) năm Quý Hợi, mất năm Đinh Dậu (1657)
Kỳ Tây hưu Kinh, phái lạc thấu đáo Ma Ni sơn Đại Lợi chi hương, khả vi quận huyện chi tráng quan.
Kỳ Bắc hữu đại lộ, dẫn xuất Thần Đầu chi hải khẩu, khả vi khứ lai chi tín tú.
Cương dĩ tứ phương vi giới, trấn ư Vân Lỗi sơn chi củ dã. Kim hữu hoang thở hàm thủy, cước sơn dụng đương nhị diện hữu dư. Đông cận tiểu mạch khê

sơn, xuất thủy vi giới; Tây chủ vĩ sơn, để xứ tụ nhân vi giới. Lưu thông thường trụ Tam Bảo, dĩ dưỡng chúng tăng, bổ trợ mạc lưu đồi hoại, cẩn thuật bỉ hoài, nhi lỉ thường nhật nguyệt cố lập thạch khắc.

Minh viết:
Vân Lỗi chi sơn, Am tại giang biên.
Kiến lập chi nhân, hạnh giải câu toàn.
Tư cập tồn vong, phúc ấm thiên niên.

Đại Bi thùy từ, cứu độ chúng sinh.
Thượng dẫn mê đồ, hạ tế hàm linh.
Nhân nhân hân duyệt, xứ xứ văn thanh.

Diệu đạo ngưng huyền, mạc tri kỳ tế.
Hối ảnh quy chân, thiên nghi việt thế.
Kim dung yếm sắc, hiện xuất quang lệ.

Sơn thần ủng hộ, đàn na cúng thí.
Thần hôn bất tuyệt, phú gia tụy chí.
Tư tự tư minh, khắc vi quốc thụy.
(Thiệu Khánh tam niên Nhâm Tý tuế nhị nguyệt thập lục nhật).
Hữu Bộc xạ, Giáp Thạch Phạm Sư Mạnh Cẩn thuật.
Chi hầu Dũng Thủ Mai Tỉnh thư.

Tại phận trường Hoàng Xá xã Tiền Lang dưỡng bà Nguyễn Thị Vĩnh nhất nhân, hữu điền tại Bái Mê điền nhị (?) giới cận Lục lang, Tây Bắc các cận lộ. Tịnh kỳ nam cận Lê Ngọc Hoàn vi giới, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại phận trường Đồng Khoái thôn Nội Hộ Lương Thị Tú nhất nhân, hữu điền tại Xá Thệ ... điền nhất diện, Đông cận cố Lương Nễ, Nam bán cận Mai
Thị Ả, Tây cận Lương Súy, Bắc cận Trương Cá Luật vi giới, thí vi lưu thông Tam Bảo, đại đại tử tôn bắt đắc tranh nhận.
Tại phậ trường Lục Lang Trương Đệ tịnh Thị Ẩn hữu điền tại Bái Tư động dụng nhất sào, Động cận ... Trương Đệ, Tây cận cố Lương Tao, Nam cận Nguyễn Cự Thuyên, Bắc cận Nguyễn Cổ Phùng vi giới, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại Xa Lỗi xã, Mai Dưỡng Khách tịnh thê Nguyễn Thị (?) hữu điền tại ... bát sào, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại ... Thí Xung lang Hiền Uy cư sỹ hữu điền tại cước sơn ... thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại ... xã Nguyễn Ngọ tịnh tôn Đỗ Báo hữu điền cố Ông nhất khảm, tại cước sơn Xa Lỗi đồng, Đông cận chủ điền địa mộ, Tây cận tự Nguyễn Quý, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại Xa Lỗi xã ... nhất nhân hữu thổ trạch dụng nhất sào, Tây Bắc cận lộ tịnh kiều, thí vi lưu thông Tam Bảo, tịnh ư sùng mị tự hựu cáo nhược ... tăng tính mỗ nhân cư sứ kỳ tự, tức ký Pháp sư niên trung kỵ lạp, mạc lưu không khuyết, miễn chiên miễn chiên, cẩn thị cát thực.
Môn sâm lịch tỉnh thượng vân đoan,
Thân tại bích tiêu vân hán gian.
Hạ thị kình đào thiên vạn lý,
Trường thiên phù thủy thủy phù thiên.
Hữu Bộc xạ Giáp Thạch Phạm Sư Mạnh nghĩa phu.
Tạm dịch nghĩa :
HANG ĐẠI BI CHÙA SÙNG NGHIÊM NÚI VÂN LỖI (2)
Phàm trời đất có tượng, tỏ sự chở che để hàm chứa sinh linh; bốn mùa không hình, ngầm trong nóng rét để hóa nên vạn vật. Vì thế nên dòm xét đất trời, kẻ ngu hèn thảy biết được mối manh, âm dương sáng tỏ, bậc hiền triết hiếm thấu cùng vận số. Nhưng trời đất bao chưa âm dương mà dễ hiểu được là bởi có tượng, âm dương đứng trong trời đất mà khó thấu cùng vì không hình. Cho nên biết tượng hiển bày có thể hay biết, tuy ngu hèn cũng không ngờ vực; hình ngầm ẩn khó thể xem xét, dẫu hiền trí vẫn còn mê muội. Huống hồ đạo Phật chuộng hư không chế u tịch.

2: Bia có lẽ được khắc trên vách núi, vì trong động thờ Quan Âm, hoặc khắc thần chú Đại Bi trên vách núi nên có tên Đại Bi nham, chùa Sùng Nghiêm, núi Vân Lỗi (còn có tên là Vân Suối), ngày nay thuộc xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.

Nay ngôi trụ trì Đại Hòa Thượng(3) ẩn cư góc rừng, bỏ thân quyến xuất gia theo Phật, trụ trì chùa Khánh Lâm(4)theo chiếu mệnh đã nhiều năm tháng, mới thừa hứng du hóa các phương, thấy búi Vân Lỗi bốn bề sầm uất, thích thú trong lòng, mới bạt đá mở núi, cất dựng am tu vài nóc, đúc một bộ Tam thế(5)cùng bộ tượng Đại Bi(6)toàn bằng vàng ròng đặt trong hang núi cao, sớm chiều cầu chúc: ngôi cao bền vững, thiên hạ thái bình, đức vua muôn tuổi.
Ngẫm nơi đây:
Đông có xóm làng, cửa nhà san sát, có thể là chốn giàu sang phú quý.
Nam bọc sông dài, chảy ra cửa biển Đại Hải(7),có thể làm nơi thế giới mênh mang.
Tây có kênh đào, ngòi dẫ đến hương Đại Lợi(8), núi Ma Ni(9)có thể làm nên cảnh tráng quan trong quận huyện.
Bắc kề đường lớn thông ra cửa biển Thần Đầu(10), có thể là nơi tá túc cho khách vãng lai.
Đúng lấy bốn phương làm giới hạn, trấn giữ chính giữa là ngọn Vân Lỗi.
Nay có mảnh đất hoang ngập mặn thừa hơn hai khoảnh cận kề chân núi, tây kề ngọn Vĩ Sơn(11), đến chỗ xóm làng làm giới hạn, xin cúng vào chùa làm ruộng tam bảo(12), cày cấy lấy lương thực nuôi dưỡng chúng tăng, còn đâu bổ trợ cho việc tu sửa, chớ để cảnh chùa đổ nát. Kính Phật lời quê, ghi lại năm tháng nên dựng bia khắc.
Bài minh rằng:
Am cất bên sông,
Kề non Vân Lỗi.
Người cất dựng lên,
Kiêm gồm hạnh giải
Ngẫm đến mất còn,
Phúc dài muôn tuổi.
Quan Âm tỏ hình,

3: Đại Hòa Thượng : chưa rõ là ai ?
4: Chùa Khánh Lâm : chưa rõ ở đâu.
5: Tam Thế : Tức 3 đời: Quá khứ, hiện tại, tương lai.
6: Đại Bi : tức Bồ Tát Quan Âm.
7: Tức cửa biển Bạch Câu, hiện nay là Lạch Sung, xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn.
8: Xem trong phần Lý lịch.
9: Xem trong phần Lý lịch.
10: Cửa Thần Đầu, tức cửa Thần Phù, đời Nguyễn đổi làm Chính Đại, nay thuộc Nga Điền, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
11: Ngọn Vĩ Sơn: chưa rõ ở đâu.
12: Ruộng Tam Bảo: Ruộng đất do các tín đồ cúng tiến thuộc sở hữu của nhà chùa.
Cứu độ chúng sinh
Trước dẫn mê tình,
Sau cứu chúng sinh
Mọi người hớn hở,
Khắp chốn nghe danh.
Lắng sâu đạo màu
Bến bờ khó biết
Náu bóng về Chân.
Đổi thân chuyển kiếp.
Nhạt sắc thân vàng,
Hiện ra bất tuyệt.
Sơn thần phù giúp,
Thí chủ cúng giàng
Sớm chiều không ngớt,
Nhộn nhịp giàu sang.
Bài minh tựa này,
Khắc nên sử sách.
Ngày 16 tháng 02 năm Nhâm Tý niên hiệu Thiệu Khánh thứ 3 (1372)
Hữu Bộc xạ Phạm Sư Mạnh(13)hiệu Hiệp Thạch kính cẩn thuật lại.
Chi Hầu Dũng Thủ là Mai Tỉnh viết chữ.
Bà Nguyễn Thị Vĩnh ở làng Tiền, xã Hoàng Xá có ruộng ... ở Bái Mê gần làng Lục, phía tây và bắc gần đường, phía nam gần ruộng Lê Ngọc Hoàn cúng làm ruộng tam bảo. Lương Thị Tú người nội hộ thôn Đồng Khoái có một mảnh ruộng tại Xá Thệ, phía đông gần Cố Lương Nễ, nửa phái nam gần ruộng Mai Thị Ả, tây gần ruộng Lương Súy, bắc gần ruộng Trương Cá Luật cúng làm ruộng tam bảo, con cháu đời đời không được tranh giành.
Ông Trương Đệ và bà Thị Ẩn ở làng Lục có một sào ruộng ở đồng Bái Tư ... tây gần Cố Lương Nễ, phái nam gần ruộng ông Nguyễn Cự Thuyên, bắc gần ruộng Nguyễn Cổ Phùng cúng làm ruộng tam bảo.
Mai Dưỡng Khách cùng vợ là Nguyễn Thị ... ở xã Xa Lỗi(14)có ruộng rộng

13: Phạm Sư Mạnh: Không rõ năm sinh và năm mất. Ông tên là Nghĩ Phu, hiệu Úy Trai, người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (ngày nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Ông là học trò của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông (1314 – 1329).
14: Xã Xa Lỗi: Có lẽ là xã Xa Liễn, tổng Mậu Lâm thuộc xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn ngày nay. 
tám sào cúng làm ruộng tam bảo.
Cư sỹ Hiền Uy ở làng Thí Xung ... có khoảnh ruộng tại cánh đồng dưới chân núi cúng làm ruộng tam bảo.
Ông Nguyễn Ngọ cùng cháu là Đỗ Báo ở xã ... phía đông gần mộ chủ ruộng đất, phía tây gần ruộng Nguyễn Quý cúng làm ruộng tam bảo.
Ông ... ở xã Xa Lỗi có nhà đất rộng một sào phía tây bắc gần đường và cầu cúng làm ruộng tam bảo, kèm thêm với đất chùa Sùng Mị, thông báo cho các vị thiền tăng hoặc ai đó nếu ở đất chùa thì ghi rõ ngày giỗ chạp của các vị pháp sư, chớ để bỏ trống. Nay kính cẩn thuật lại.
Trèo mây tay với trăng sao,
Thân nơi sông bạc tầng cao xanh mờ.
Cúi nhìn muôn dặm sóng xô,
Nước lưng trời thẳm, non phô mặt duyềnh(15)
(Phiên âm và dịch nghĩa : Nguyễn Văn Hải – Thư viện tổng hợp Thanh Hóa).
-BIA THỨ TƯ:
Bia chỉ có hai dòng chữ lớn, dòng trên khắc : “Sùng nghiêm am tự kí” (Ghi chép ở chùa Sùng Nghiêm). Dòng dưới : “Trụ trì (?) (?) Nguyễn Phúc Công tự Huệ Dung đạo hiệu Vĩnh Toàn thiền sư” (Thiền sư trụ trì họ Nguyễn, tên tự Huệ Dung, hiệu Vĩnh Toàn).
-BIA THỨ NĂM:
Tấm bia này đã bị vớ nhiều (xem phần khảo tả), những chỗ còn chữ lại bị nứt theo đường gân đá do vậy chỉ có thể đọc được một ít chữ.
Đại thể tấm bia này ca ngợi phép huyền hóa kì diệu của đạo Phật, phần cuối ghi tên những người có lòng cung tiến tiền của vào chùa.

15: Đỗ Văn Hỷ dịch thơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lịch Sử đảng bộ huyện Nga Sơn. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996.
- Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. NXB Khoa học xã hội HÀ Nội 1993.
- Địa chí Thanh Hóa. NXB Văn hóa thông tin.
- Thơ văn Lý – Trần. NXB Khoa học xã hội 1996.
- Thanh Hóa tỉnh chí – Tr22.
- Tên làng xã Thanh Hóa. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa. NXB Thanh Hóa.
- Đại Việt sử ký toàn thư – NXB Văn hóa thông tin.

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THANH HÓA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 2620/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa công bố ngày 12/7/2001;
Căn cứ Nghị định số : 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở VHTT tại công văn số : 813/SVHTT ngày 17/8/2007 về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xếp hạng 13 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh có tên sau :
1. Di tích LSVH đình Yên Khoái, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn.
2. Di tích LSVH đình làng Bất Động, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương.
3. Di tích LSVH Từ đường họ Hà, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc.
4. Di tích LSVH nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (núi Vân Lỗi), xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn.
5. Di tích LSVH Nhà thờ cụ Phó bảng Lê Viết Tạo, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa.
6. Di tích LSVH Nhà thờ tiến sĩ Nguyễn Quang Minh, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa.
7. Di tích lịch sử kháng chiến hầm làm việc của Thường trực Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa (1964-1972), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa.
8. Địa điểm di tích LSVH Nghè Cả, xã Đồng Hương, thành phố Thanh Hóa.
9. Di tích LSVH Chùa Long Khánh, xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hóa.
10. Địa điểm lịch sử cây Đa làng Si nơi treo cờ Đảng ngày 1/5/1931, xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương.
11. Di tích LSVH Đình làng Yên Lược, xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân.
12. Di tích LSVH chùa Lễ Động, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn.
13. Di tích LSVH Đình Quảng Xá, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
Điều 2. Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở khu vực di tích LSVH và danh lam thắng cảnh phải được phép của Chủ tịch UBND tỉnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường(nơi có di tích) thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với di tích LSVH và danh lam thắng cảnh theo Luật định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký. Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở VHTT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các xã, phường có di tích LSVH và danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận KT. CHỦ TỊCH
- Như điều 3; PHÓ CHỦ TỊCH
- Lưu : VT,VX (2)
QĐCNDT cấp tỉnh 13dt-.207
Vương Văn Việt

BIA THỨ NHẤT :
BIA THỨ HAI :
BIA THỨ BA :
Phiên âm :
SÙNG NGHIÊM TỰ VÂN LỖI SƠN ĐẠI BI NHAM
Phù nhị nghi hữu tượng, hiển phú tải dĩ hàm sinh; tứ thời vô hình, tiềm hàn thử dĩ hóa vật. Viên dĩ khuy thiên giám địa, dung ngu gia thức kì đoan; minh âm động dương, hiền triết hãn cùng kỳ số.
Đông có nhà cửa xóm làng đông đúc có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh len lỏi tới hương Đại Lỵ, núi Ma Ni có thể làm cảnh tráng quan cho các vùng quận, huyện. Bắc kề đường lớn, ăn thông với Thầu Đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại người qua.

Danh thắng nêu cao, đệ nhất châu
Dáng non như vẽ nước như dầu
Nửa khép động non mời hạc tới
Chắn ngang doi cát dỡn chim âu
Lối tuyết chú tiều men dưới núi
Đường tiên du khách vượt ghềnh sâu
Lên cao tận hưởng vui xem sóng
Biển biếc mịt mờ một sắc thu
Chùa cất bên sông, kề non Vân Lỗi
Người cất dựng lên, kiêm gồm hạnh giải
Ngẫm đến mất còn, phúc dài muôn tuổi
Quan Âm tỏ hình, cứu độ chúng sinh
Trước dẫn mê tình, sau cứu chúng sinh
Mọi người hớn hở, khắp chốn nghe danh ...
Sơn thần phù giúp, thí chủ cúng giàng
Sớm chiều không ngớt, nhộn nhịp giàu sang ...

Lý lịch di tích Nhóm bia đá chùa Sùng nghiêm (Vân Lỗi) thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng

Đăng lúc: 15/01/2022 07:47:24 (GMT+7)

Lý lịch di tích Nhóm bia đá chùa Sùng nghiêm (Vân Lỗi) thôn Vân Hoàn, xã Nga Phượng

SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN THANH HÓA
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG

LÝ LỊCH
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
NHÓM BIA ĐÁ CHÙA VÂN LỖI (NÚI VÂN LỖI)
XÃ NGA LĨNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

THÁNG 6 NĂM 2007

SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LÝ LỊCH
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
NHÓM BIA ĐÁ CHÙA VÂN LỖI (NÚI VÂN LỖI)
XÃ NGA LĨNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

I-TÊN DI TÍCH
Di tích lịch sử văn hóa nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (tên đại tự khắc trên chùa) hay còn gọi là chùa Sùng Nghiêm, theo tên gọi khác trong tấm bia ma nhai trên núi Vân Lỗi. Trước kia còn có tên nôm là chùa Sỏi, bây giờ một phần nhân dân vẫn quen gọi theo tên làng mà ngôi chùa tọa lạc là chùa Vân Hoàn, thuộc làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
II- ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ
Di tích lịch sử văn hóa nhóm bia đá chùa Vân Lỗi nằm ở phía Tây Nam của dãy núi Vân Lỗi thuộc địa phận làng Vân Hoàn, cách cụm dân cư khoảng 800m.
Xã Nga Lĩnh trước cách mạng tháng tám có tên là xã Sơn Đầu, thuộc tổng Thạch Tuyền. Trước kia xã gồm các làng: Đồng Đội, An Lạc (đổi thành Giải Uấn), Hội Kế (đổi thành Hội Kê), Báo Biến (đổi thành Báo Văn), Vân Sối (đổi thành Vân Hoàn). Từ năm 1945 – 1947 xã Sơn Đầu đổi tên thành Phượng Đầu. Năm 1948 đổi thành Nga Lĩnh. Cho đến nay Nga Lĩnh gồm các làng: Vân Hoàn, Đồng Đội, Giải Uấn, Hội Kê, Báo Văn.1
Xã Nga Lĩnh phía Đông giáp xã Nga Nhân, phía Tây giáp xã Hà Toại (huyện Hà Trung), phía Nam giáp xã Nga Thạch và một phần của xã Quang Lộc ( Hậu Lộc), phía Bắc giáp xã Nga Thắng.
Từ Thành phố Thanh Hóa đi bằng đường bộ, chúng ta theo quôc lộ 1A về hướng bắc khoảng 30 km, sau đó rẽ phải theo quôc lộ 13 tại địa phận thuộc thị trấn Hà Trung, đi tiếp khoảng 15 km tới cầu Báo Văn thuộc xã Nga Lĩnh, qua cầu rẽ phải 1km là tới di tích.

1 : Theo “Tên làng xã Thanh Hóa” tập II- Ban nghiên cứu và biên sọan lịch sử Thanh Hóa. NXB Thanh Hóa năm 2000

III-LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH
Như chúng ta đã biết đạo Phật được du nhập vào nước ta bằng đường thủy và bắng đường bộ từ đầu Công nguyên, nhưng hiện nay vẫn chưa có cứ liệu nào nói cụ thể về thời điểm xuất hiện đạo Phật ở mảnh đất này.
Tuy nhiên theo một số tu liệu ghi chép cho phép chúng ta dự đoán có thể Phạt giáo đã có mặt ở Nga Sơn từ đầu Công nguyên.
Lịch sử đã chứng minh Phật giáo hưng thịnh nhất là ở giai đoạn thế kỷ X – XV, đặc biệt thời Lý – Trần Phật giáo đã trở thành quốc giáo, trong triều phần lớn là hệ thống Tăng quan; chùa chiền mọc lên khắp nơi, trong dân nới nào cũng nghe thấy tiếng chuông, tiếng mõ niệm phật ...
Trong xu hướng chung đó, chùa Vân Lỗi (Sùng Nghiêm) đã đựng dựng lên vào khoảng thế kỷ XIV – đời nhà Trần. Đây cũng là ngôi chùa lớn đầu tiên được ghi chép trong sử sách. Không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất này được chọn làm nơi xây cất ngôi chùa quý đó.
Xưa kia đã có Tao nhân mặc khách đã từng qua đây và hết lòng ca ngợi cảnh đẹp của vùng đất này còn lưu mãi trong những tấm bia mai nham trên núi Vân Lỗi:
“Đông có xóm làng, nhà cửa đông đúc có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh len lỏi tới hương Đại Lỵ (2), núi Ma Ni3 có thể làm cảnh tráng quan cho các vùng Quận huyện. Bắc kề đường lớn, ăn thông với Thầu đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại người qua.
Đúng là bốn phía làm giới phong đứng trấn ở non Vân Lỗi vì non này là chủ các non”.
(Dẫn theo: “Thơ văn Lý – Trần”- NXB Khoa học xã hội năm 1996)
Sách: “Thanh Hóa tỉnh chí” phần nói về núi sông có đoạn viết: “ Núi Vân Lỗi còn một tên nữa là Vân Nham, ở xã Thạch Giản thuộc Nga Sơn. Trong động có kí văn khắc vào đá như sau: Núi Vân Lỗi quanh co đột nhiê mọc lên trên mảnh đất cao ven sông, nhiều đá lởm chởm và sâu thẳm như tán như tụ. Giữa những khe đá có hoa cỏ chen nhau, trông vẻ ngũ sắc tô điểm ở giữa có một ngọn


2: Đại lị, hay Đại Lợi: Theo văn bia “Ngưỡng sơn Linh Xứng tự bi minh”(1126) thời Lý có tên Càn Ni, đến thời Lê kiêng húy đổi thành Đại Lý, huyện Phong Lộc, phủ Hà Trung cũ (nay thuộc xã Đại Lộc và Đồng Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa).
3: Núi Ma Ni: Theo văn bia :Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh” (1125) thời Lý có tên là Càn Ni, đời Trần đổi thành Ma Ni, thuộc làng Phủ Lý, phủ Đồng Sơn cũ (nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) 
những khe đá có hoa cỏ chen nhau, trông vẻ ngũ sắc tô điểm ở giữa có một ngọn
núi cao chót vót đứng thành hàng trăm núi đá nhọn như giáo, lưng chừng vách núi có động, động có chùa, chùa cổ mà bia đá thành hoang tàn ...”
Chùa Sùng Nghiêm, núi Vân Lỗi không chỉ nổi tiếng một thời. Năm 1650 trong một lần đi bái yết Sơn Lăng, Đại nguyên soái tổng quốc chính Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đã qua đây, và trước :ánh sóng sắc non biết bao xinh đẹp”, ngài đã bỏ thuyền lên bờ khắc ghi trê đá bài thơ nổi tiếng:
Danh thắng nêu cao đệ nhất châu,
Dáng non như vẽ nước như dầu.
Nửa khép động non mời hạc tới,
Chắn ngang doi cát dỡn chim âu.
Lối tuyết chú tiều men dưới núi,
Đường tiên du khách vượt gềnh sâu.
Lên cao tận hưởng vui xem sóng,
Biển biếc mịt mờ một sắc thu.
( Bản dịch thơ của Tiến sĩ Hoàng Văn Lâu- Viện Nghiêm cứu Hán Nôm)
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian, di tích chùa Vân Lỗi, núi Vân Lỗi cũng như những tấm bia mang đầy dấu ấn lịch sử này hầu như đã bị con người lãng quên, nó không còn là chốn đô hội của một thời, giờ tất cả đã thành hoàng phế ... Bây giờ đến chùa chỉ nghe thấy tiếng của những loài thú trên núi, xa xa loáng thoáng bóng người làm đồng, những đứa trẻ chăn trâu, còn cửa chùa thì luôn im ỉm đóng.
Ngọn núi Vân Lỗi là chủ của các non giờ đây đang bị bào mòn dần vì nhân dân trong xã ngoài nghề nông, nghề trồng cói, một số còn duy trì cuộc sống của mình bằng nghề khai thác đá.
Tương truyền trước kia di tích còn có một ngôi chùa lớn, quanh chùa có không dưới 10 tấm bia lớn nhỏ, nhưng giờ chỉ còn 5 tấm (một tấm đã bị vỡ gần hết), đồng thời trong chùa có một hòn đá thuyền kích thước 10 x 3m, gọi là hòn “Thạch Bàn”.
Trước thời chống Pháp chùa còn 25 pho tượng, năm 1945 đã bị phá đi nhiều. Đến năm 1978 nhân dân trong xã phát động phong trào khôi phục lại ngôi chùa. Năm 1996 – 1997 ngôi chùa và phủ Mẫu được xây dựng lại và tồn tại như vậy cho đến ngày nay.

IV- LOẠI HÌNH DI TÍCH
Chùa Sùng Nghiêm- núi Vân Lỗi được khẳng định là ngôi chùa cổ. Dấu tích thời đại được chứng minh bằng những tấm bia còn lại ở đây. Đó là tấm bia thời Trần, niên hiệu Thiệu Khánh thứ 3 (1372) của Phạm Sư Mạnh; Tấm bia bài thơ của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (1650); Tấm bia thời Cảnh Hưng và hai tấm bia khác ...
Ngôi chùa và phủ Thiên Tiên Thánh Mẫu mới được xây dựng lại cách đây không lâu nhưng cũng đủ để chúng ta thấy được rằng: Chùa Sùng Nghiêm cũng giống như các chùa ở ven biển vùng Thanh Hóa là nơi thờ đa thần giáo.
Trước kia những ngày hội của chùa cũng là ngày hội của nhân dân Nga Lĩnh và những vùng phụ cận ...
Với những ý nghĩa trên nhóm bia đa chùa Sùng Nghiêm, núi Vân Lỗi thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa.
V- KHẢO TẢ DI TÍCH
Đáng chú ý nhất trong di tích này là nhóm bia đá gồm 5 tấm:
- Bia thứ nhất: (Tính từ dưới chân núi lên). Bia có tên “Vân Lỗi sơn kí”, được khắc năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Diềm bia trang trí hoa văn trơn dật 3 cấp, mỗi cấp rộng 2 cm. Kích thước than bia 1,4m x 1,8m với 18 dòng chữ Hán (thể chữ Chân). Nội dung ca ngợi cảnh hùng vĩ, tráng lệ của núi Vân Lỗi.
- Bia thứ hai : (Đã bị sứt) Tấm bia này do Đại nguyên soái tổng quốc chính, sư thượng thượng phụ, duệ đoán, văn công vũ đức Thanh Vương (tức chúa Trịnh Tráng) ngự bút năm 1650 trong một lần đi bái yết sơn lăng, có dịp qua núi Vân Lỗi ở Nga Sơn. Bia có chiều dài 1,6m; cao 1,44m; diềm bia rộng 10cm trang trí hoa văn hình Kỷ hà, trong khuông Kỷ hà được trang trí hoa cúc nhiều cánh, diềm thân và diềm đế cùng được thể hiện loại hoa văn Kỷ hà. Trên bia khắc bài thơ thể “Thất ngôn bát cú” nói lên cảnh đẹp của núi non và vùng đất nơi đây.
- Bia thứ 3: (còn lành nguyên). Bia có tên là “Sùng Nghiêm tự, Vân Lỗi Sơn, Đại bi nham”. Tác giả tấm bia này là Hữu bọc xạ Hiệp thạch Phạm Sư Mạnh, khắc năm Thiệu Khánh năm thứ 3 (1372). Bia có kích thước cao 1,14m; rộng 87cm; Trán bia cao 17cm, trang trí đôi rồng thời Trần ẩn vân, miệng rồng ngậm ngọc. Diềm bia rộng 5cm trang trí hoa văn vân may, diềm phía dưới rộng 10 cm, trang trí hoa văn hình sóng nước. Bia cách mặt đất 50 cm. Bia được khắc dữ Hán (thể chữ chân) gồm 25 dòng, mỗi dòng khoảng 30 chữ, ca ngợi cảnh hùng vĩ, sầm uất của núi non và sông nước và làng mạc nơi đây.
- Bia thứ 4: Tên bia: “Sùng Nghiêm am tự kí”, có kích thước 71 x 64cm, diềm bia rộng 6cm, trang trí hoa văn dây cúc leo cách điệu, diềm đế trang trí một lớp hoa văn cánh sen.
Bia được khắc hai hàng chữ chân, hàng trên là tên bia, dưới là hàng chữ dọc ghi pháp hiệu vị sư trụ trì ở chùa nhưng không rõ niên đại vào thời nào?
- Bia thứ 5:
Nằm ở phía phải của ngôi chùa, đã bị vỡ, kích thước còn lại đo được rộng 1,1m; cao 97cm, diềm bia rộng 6cm, được trang trí hoa văn dây leo cách điệu. Bia cách mặt đất 6cm, nội dung ca ngợi lẽ huyền diệu của đạo Phật, phần sau kê tên những người có tiền, của công đức vào chùa.
Như vậy sự tồn tại của 05 tấm bia này là minh chứng cho sự ra đời của ngôi chùa. Nghiên cứu nội dung các văn bia sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc khảo cứu, sưu tầm những những nguồn tư liệu cổ, góp phần to lớn trong việc xác định những giá trị văn hóa, vật chất và tinh thần của con người, vùng đất Nga Sơn – Thanh Hóa và cả nước.
Kết cấu ngôi chùa:
Hiện trạng ngôi chùa bây giờ là kết quả của lần quyên góp và xây dựng mới dây của nhân dân trong vùng với kết cấu khá đơn giản.
Chùa được xây dựng ở sườn phía Nam núi Vân Lỗi, cách mặt đất khoảng 50m. Từ dưới chúng ta đi lên chùa bằng các bậc đá lớn nhỏ khác nhau có chiều rộng 2m.
Phía trước ngôi chùa khoảng 200m có nhánh sông Mã được bắt nguồn từ ngã Ba Bông chảy vòng qua theo chiều từ phải qua trái và đổ ra Lạch Sung. Phía sau là dòng sông Hoạt bắt nguồn là một nhánh của sông Mã đổ ra biển. Qua cửa Đáy.
Sân chùa được láng xi măng có diện tích 41m2 (8,2 x 5m). Từ sân lên chùa bằng một bậc hè rộng 65cm, cách mặt sân 29cm. Cửa chùa được xây cuốn vòm cao 2,3m: rộng 1,8m. Hệ thống cửa được làm bằng gỗ và sử dụng theo hình thức cửa lùa.
Ngôi chùa có diện tích 30m2(7,5m x 4m), đưoạ xây tường bít đốc sung quanh, phía sau dựa vào vách núi, mái xây cuốn vòm, bên trên lợp ngói vẩy hến.
- Trong chùa có 5 bệ thờ:
Bệ thứ nhất: Cao 0,9m; dài 1,3m; rộng 65cm, trên đặt 3 bát hương thờ Tam Sơn bằng gỗ.

Bệ thứ 2 : Cao hơn so với bệ thứ nhất 15cm; dài 1,5m; rộng 65cm, gồm 3 pho tượng: Giữa là Thích Ca sơ sinh, bên trái thờ Thánh Tăng, bên phải thờ Đức Ông.
Bệ thứ 3: Cao hơn bệ thứ hai 32cm; dài 1,95m; rộng 75cm, trên đặt tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt.
Bệ thứ 4: Cao hơn bệ thứ ba 23cm; dài 1,95m, rộng 56cm, trên đặt tượng Như Lai, hai bên là hai tượng Quan Âm.
Bệ thứ 5: Cao hơn bệ thứ tư 45cm; dài 2,1m; rộng 75cm, phía trên là 3 pho tượng Tam Thế (quá khứ, hiện tại và vị lai).
Bên cạnh ngôi chùa là phủ thờ Tiên Sơn Thánh Mẫu được xây dựng năm 1996, gồm 3 gian với kết cấu hai vì gỗ đơn giản truyền thống. Liên kết giữa hai vì và đầu hồi là 2 xã dọc. Hoành, rui, mè là bằng luồng, trên lợp ngói máy 9ngois tây), phía trước ghi dòng Đại tự: “Tiên Sơn Thánh Mẫu từ”.
Sân của phủ thờ có kích thước 2,5 x 7,5m. Phía trước có bàn thờ lộ thiên hình bông sen : cao 1,1m; đường kính 57cm.
2 bậc hè :
Bậc 1: cao 25cm; rộng 24cm; dài 7,5m.
Bậc 2: Cao 13cm; rộng 27cm.
Phủ gồm 3 cửa xây cuốn vòm. Cửa giữa cao 2,05m; rộng 1,38m; cửa bai bên hẹp hơn rộng 1,2m. Mỗi cửa gồm 2 cánh gỗ theo kiểu bức bàn.
Phía trong nhà rộng 2,9m; dài 7m, xây tường bít đốc, từ trong nhà mleen thượng lương cao 3,5m. nền nhà được lát xi măng.
Trong Phủ có 3 bệ thờ ở 3 gian:
Bệ 1 ở gian bên phải dài 1,1m; cao 88cm; rộng 87cm.
Bệ 2 rộng 1,15m; dài 1,75m; cao 90cm.
Bệ 3 rộng 70cm; dài 97cm; cao 88cm.
Hậu cung được xây cuốn vòm, có diện tích 1,34m. Thờ Đức Ông, Đức Thánh Trần, hội đồng Tứ phủ.
(trên cùng là tượng Mẫu Địa, dưới là tam tòa Thánh Mẫu).
VI-CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH
Hiện vật đá:
- Gồm 05 tấm bia với kích thước khác nhau như đã nói ở phần khảo tả.
Hiện vật gỗ:
- Thần vị (hộp) cổ: 02 chiếc.

- Hộp đựng sắc phong cổ: 01 chiếc.
- Tam sơn cổ (loại nhỏ): 03 pho.
- Tượng cổ (lớn): 08 pho.
- Tượng cô, cậu (nhỏ): 02 pho.
- Khay mịch (cổ): 02 chiếc.
- Mâm bồng (cổ): 03 chiếc.
- Mâm bồng (cổ) (loại trung): 02 chiếc
- Đài chén (cổ): 12 chiếc;
- Tượng gỗ cổ được đẽo bằng rìu: 04 pho.
- Ống hương, hoa cổ: 08 chiếc.
Hiện vật sứ:
- Một bình vôi (thế kỉ XVII) bị vỡ quai;
- 10 bát hương mới;
Ngoài ra hiện vật bằng đá còn 08 chân tảng; 02 đế căm lộng; 04 cối đa; 01 chuông đồng nhỏ được cung tiến.
VII- TRẠNG THÁI BẢO QUẢN
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi từ thời Trần- Lê – Nguyễn tồn tại đến ngày nay đã trải qua những phen phong ba bão táp và do ý thức bảo vệ của con người chưa tốt nên hệ thống bia mai nham ở đây đã bị mòn,vỡ nứt và một phần bị khai thác đánh đá nung vôi.
Ngôi chùa và phủ thờ Mẫu mới được tôn tạo trong những năm 90 của thế kỉ XX. Chùa được xây kiểu mái vòm, chỉ có một gian hậu cung, lưng tựa vào vách núi. Phủ Thiên Tiên Thánh Mẫu xây theo kiểu nhà cấp 4 với 3 gian kết cấu hai vì gỗ. Qui mô và kiến trúc chưa phù hợp với cảnh quan của ngôi chùa, những đồ thờ ở đây phần lớn là đồ mới.
Hệ thống bia ở đây là những tấm bia cổ khá quý hiếm đặc biệt là tấm bia thời Trần. Vì vậy việc bảo quản chúng và tonn tạo lại ngôi chùa cho phù hợp với cảnh quan là một việc làm cấp thiết trong thời gian sớm nhất của chính quyền địa phương và những cơ quan chuyên môn.
VIII-PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ - SỬ DUNG DI TÍCH
Trong kho tàng văn bản Hán Nôm, các văn bản cổ nhất hiện còn lưu gữ được vẫn là các văn bản khắc trên đá. Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi để lại cho chúng ta những thông tin vô cùng quí giá. Chúng phản ánh những gì có nhu cầu được phổ

biến rộng rãi, sao cho bàn dân thiên hạ, khách vẵng lai thập phương đều được biết: Đó là những sự kiện trọng đại, những điều tốt đẹp cần phát huy, nhẽng cảnh đẹp đáng ca ngợi, những điều thiêng liêng phải được ngưỡng mộ ...đồng thời chúng còn ghi lại sự tích, hành trạng của các vị sư thờ ở chùa (Tấm bia thứ tư), kể về lai lịch của chùa, ca ngợi cảnh đẹp của chùa và lẽ huyền diệu của đạo Phật ...(bia thứ nhất, bia thứ ba). Đặc biệt tấm bia thời Trần cho ta thấy được đây là một vùng đất cổ và là một trung tâm Phật giáo lớn của Nga Sơn từ thời Lý – Trần gắn với dòng sông Hoạt- con đường giao thông thủy Bắc – Nam vô cùng quan trọng thời phong kiến.
Mặt khác những tấm bia khắc với cách trình bày công phu, chạm trổ tinh tế ... tất cả mang một giá trị thẩm mỹ rõ rệt. Chúng là một bộ phận không thể thiếu được trong việc trang trí nơi thờ cúng, nơi danh lam cổ tích.
Trải qua nhiều thế kỷ thiên nhiên – xã hội không ngừng biến động khiến các di tích và di vật nếu không bị hủy hoại thì cũng bị lưu lạc, tản mát ... trong khi những tấm bia ấy có thể là di vật “biết nói” mà lịch sử để lại cho đời sau. Những dòng chữ ấy có thể cho chúng ta biết nhiều điều quí giá về quá khứ của một vùng đất, về đời sống kinh tế- Chính trị, xã hội và Văn hóa của cha ông thuở trước. Cho chúng ta biết những con số về ruộng đất, tiền bạc, những tên người, tên xứ đồng và những địa phương khắc ghi trong đó.
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi là một di sản quí giá, có giá trị to lớn trong nhiều lĩnh vực như đã nói ở trên, lại nằm ở địa điểm có phong cảnh hữu tình nên cần phải có chế độ bảo vệ và sử dụng đặc biệt để phù hợp với việc phát huy giá trị của di tích.
Chính quyền và nhân dân xã Nga Lĩnh đã có ý thức gìn giữ di sản văn hóa của ông cha. Địa phương đã cử một cụ Từ có trách nhiệm và hiểu biết kết hợp với những người cao tuổi ngày ngày trông coi, quét dọn và trông cây trên núi. Nhưng do chưa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa nên chưa có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nên việc trùng tu ngôi chùa với kiến trúc cũ làm mất đi vẻ đẹp và tầm quan trọng của di tích.
Di tích nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (núi Vân Lỗi) phải được đặt dưới sự quản lý của địa phương. Các công tác chuyên môn như trùng tu, tôn tọa, tổ chức lễ hội và việc phát huy giá trị của di tích ... phải có sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Mọi hoạt động của di tích phải được phép của chính quyền và cơ quan chuyên ngành theo đúng tinh thần của luật di sản đã ban hành.


Hiện nay khu vực phía bắc của di tích đang tồn tại công trường khai thác đá (đã có từ lâu). Để tránh tác động đến di tích, chính quyền địa phương cần nhanh chón có biện pháp và vận động nhân dân chấm dứt việc khai thác đá tại khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ.
Trong tương lai di tích nhóm bia đá chùa Vân Lỗi sẽ là một địa chỉ lí tưởng cho việc sinh hoạt văn hóa tâm linh lành mạnh của nhân dân trong vùng.
IX- CƠ SỞ PHÁP LÍ ĐỂ BẢO VỆ DI TÍCH
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi đã được Bảo Tàng tỉnh Thanh Hóa đưa vào danh sách mục bảo vệ từ năm 1995.
Năm 2006 UBND xã Nga Lĩnh và UBND huyện Nga Sơn đã có văn bản đề nghị UBND tinh và sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa làm hồ sơ khảo sát để công nhận di tích lịch sử văn hóa nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (núi Vân Lỗi).
Di tích nhóm bia đá chùa Vân Lỗi đã được giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa chuẩn y kế hoạch của Ban Quản lý Di tích – Danh thắng đề nghị khảo sát lập hồ sơ trình UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa đợt I năm 2007.
Nhóm bia đá chùa Vân Lỗi thuộc địa phận đất công do UBND xã Nga Lĩnh quản lý.
Với những cơ sở pháp lí trên và những ý nghĩa văn hóa lịch sử đã trình bày, nhóm bia đá chùa Vân Lỗi đủ tiêu chí để đề nghị công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa.

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2007

TRƯỞNG BAN QLDT-DT Người lập hồ sơ
Viên Đình Lưu Tr

PHỤ LỤC
-BIA THỨ NHẤT:
Do bia ở trên cao, nhiều chữ mất nét lại là bia mai nham khắc luôn trên vách núi nên mờ và khó đọc, cộng với sự hạn chế về thời gian nên việc khôi phục tìm chữ mờ đã mất là rất khó khăn, công việc đó phải được tiến hàn trong thời gian khá dài và không thể thiếu sự cộng tác của những đồng nghiệp trong lĩnh vực Hán Nôm. Do vậy trong khuôn khổ phần phụ lục này toi chỉ xin tạm lược ý tấm ba nhưn sau:
Bia có tên “Vân Lỗi sơn kí” (Ghi chép về núi Vân Lỗi), được khắc thời Cảnh Hưng năm thứ 32 (1771), chưa rõ tác giả là ai?. Bia này do ông Doãn Trọng Thường người xã (Tảo?) Khê, huyện Thượng (Phúc?), phủ Thường Tín vâng chép.
Phần đầu văn bia lý giải vì sao ngọn núi này có tên là “Vân Lỗi”? vì trên núi có nhiều vách đá trập trùng, hom homt như tán như tụ, cao hàng trăm thước. Từ đó trên núi đã có ngôi chùa lớn và có bia đá nhưng chưa rõ có từ khi nào?
Trải qua các triều đại, đặc biệt là thời Trần đã có nhiều tao nhân mặc khách qua núi Vân Lỗi làm thơ và khắc bia lưu lại cho bao đời.
Núi Van Lỗi hùng vĩ là vậy, những dòng nước trên núi sâu thẳm mà sớm chiều lên xuống. Chùa Vân Lỗi uy nghi mà tĩnh lặng luon tỏa ra mùi hương ngào ngạt. Thật xứng là kì quan của hàng trăm ngàn năm vậy.

-BIA THỨ HAI:
Phiên âm :
Canh Dần đông, Dư bái yết sơn lăng, lộ kinh Nga Sơn chi Vân Lỗi, sơn sắc ba quang tú lệ khả ái, viên kinh đan đăng ngạn, ... lãm nhất biến, ngâm hứng bột sinh, vĩnh lưu vu thạch.
Danh thắng cao tiêu đệ nhất châu,
Sơn dung như đại thủy như du.
Bán phong sơn động yêu huyền lạc,
Bình trướng sa đinh hạp bạch âu.
Tuyết kính tiều duyên ngoan thạch cước,
Đan trình khách độ cấp than đầu.
Bằng cao dục tận quan lan hứng,
Bích lạc thương minh nhất sắc thu.
Đại nguyên soái tổng quốc chính, sư thượng thượng phụ, Duệ đoán, Văn công vũ đức Thanh Vương ngự bút.
(Người phiên âm: Trịnh Thị Tâm- Ban QLDT-DT Thanh Hóa)
Dịch nghĩa:
Mùa đông năm Canh Dần (1650), ta đi bái yết sơn lăng, qua núi Vân Lỗi ở Nga Sơn. Ánh sóng, sắc non xiết bao xinh đẹp, ta liền bỏ thuyền lên bờ, ngắm nhìn khắp lượt, hứng thơ dào dạt, liền khắc ghi lên đá để truyền lại lâu dài:
Danh thắng nêu cao: đẹ nhất châu,
Dáng non như vẽ, nước như dầu.
Nửa khép động non mời hạc tới,
Chắn ngang doi cát dỡn chim âu.
Lối tuyết chú tiều men dưới núi,
Đường tiên du khách vượt ghềnh sâu.
Lên cao tận hưởng vui xem sóng,
Biển biếc mịt mờ một sắc thu.
Đại nguyên soái tổng quốc chính, sư thượng thượng phụ, Duệ đoán, Văn công vũ đức Thanh Vương ngự bút.(1)
(Bản dịch nghĩa của Tiến sĩ Hoàng Văn Lâu - Viện nghiên cứu Hán Nôm)

- BIA THỨ BA:
Phiên âm:
SÙNG NGHIÊM TỰ VÂN LỖI SƠN ĐẠI BI NHAM
Phù nhị nghi hữu tượng, hiển phú tải dĩ hàm sinh; tứ thời vô hình, tiềm hàn thử dĩ hóa vật. Viên dĩ khuy thiên giám địa, dung ngu gia thức kì đoan; minh âm động dương, hiền triết hãn cùng kì số. Nhiên nhi thiên địa bao hồ âm dương nhi dị thức giả dĩ kì hữu tượng dã; Âm dương xử hồ thiên địa nhi na cùng dã. Cố tri tượng hiển khả trưng, tuy ngu bất hoặc, tiềm hình mạc đổ, tại trí do mê. Huống hồ Phật đạo sùng hư, thừa u khống tịch.
Kim trụ trì Đại Hòa thượng, ẩn lâm nhất minh. xả thân xuất gia vi phù đồ, trụ trì Khánh Lâm tự, hữu chiếu mệnh dĩ đa niên hĩ. Tắc thừa hứng du phương, kiến Vân Lỗi sơn, tứ phương uất mậu, kỳ tâm khả ngoạn. Tắc khai sơn tạc thạch, kiến lập sổ am, tố Tam thế nhất bộ, toàn kim tí vu cao sơn, thần hôn chúc đảo, Hoàng đồ củng cố, thiên hạ thái bình, Thánh cung vạn tuế.
Niệm kì Đông hữu tụ lạc, lục li ốc xá, khả vi hào gia chi phú quí.
Kỳ Nam ấp Trường Giang, xuất địa hải chi khẩu, khả vi thế giới chi minh.

1: Thanh Vương tức Trịnh Tráng. Ông lên ngôi vương (sử gọi là Chúa) năm Quý Hợi, mất năm Đinh Dậu (1657)
Kỳ Tây hưu Kinh, phái lạc thấu đáo Ma Ni sơn Đại Lợi chi hương, khả vi quận huyện chi tráng quan.
Kỳ Bắc hữu đại lộ, dẫn xuất Thần Đầu chi hải khẩu, khả vi khứ lai chi tín tú.
Cương dĩ tứ phương vi giới, trấn ư Vân Lỗi sơn chi củ dã. Kim hữu hoang thở hàm thủy, cước sơn dụng đương nhị diện hữu dư. Đông cận tiểu mạch khê

sơn, xuất thủy vi giới; Tây chủ vĩ sơn, để xứ tụ nhân vi giới. Lưu thông thường trụ Tam Bảo, dĩ dưỡng chúng tăng, bổ trợ mạc lưu đồi hoại, cẩn thuật bỉ hoài, nhi lỉ thường nhật nguyệt cố lập thạch khắc.

Minh viết:
Vân Lỗi chi sơn, Am tại giang biên.
Kiến lập chi nhân, hạnh giải câu toàn.
Tư cập tồn vong, phúc ấm thiên niên.

Đại Bi thùy từ, cứu độ chúng sinh.
Thượng dẫn mê đồ, hạ tế hàm linh.
Nhân nhân hân duyệt, xứ xứ văn thanh.

Diệu đạo ngưng huyền, mạc tri kỳ tế.
Hối ảnh quy chân, thiên nghi việt thế.
Kim dung yếm sắc, hiện xuất quang lệ.

Sơn thần ủng hộ, đàn na cúng thí.
Thần hôn bất tuyệt, phú gia tụy chí.
Tư tự tư minh, khắc vi quốc thụy.
(Thiệu Khánh tam niên Nhâm Tý tuế nhị nguyệt thập lục nhật).
Hữu Bộc xạ, Giáp Thạch Phạm Sư Mạnh Cẩn thuật.
Chi hầu Dũng Thủ Mai Tỉnh thư.

Tại phận trường Hoàng Xá xã Tiền Lang dưỡng bà Nguyễn Thị Vĩnh nhất nhân, hữu điền tại Bái Mê điền nhị (?) giới cận Lục lang, Tây Bắc các cận lộ. Tịnh kỳ nam cận Lê Ngọc Hoàn vi giới, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại phận trường Đồng Khoái thôn Nội Hộ Lương Thị Tú nhất nhân, hữu điền tại Xá Thệ ... điền nhất diện, Đông cận cố Lương Nễ, Nam bán cận Mai
Thị Ả, Tây cận Lương Súy, Bắc cận Trương Cá Luật vi giới, thí vi lưu thông Tam Bảo, đại đại tử tôn bắt đắc tranh nhận.
Tại phậ trường Lục Lang Trương Đệ tịnh Thị Ẩn hữu điền tại Bái Tư động dụng nhất sào, Động cận ... Trương Đệ, Tây cận cố Lương Tao, Nam cận Nguyễn Cự Thuyên, Bắc cận Nguyễn Cổ Phùng vi giới, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại Xa Lỗi xã, Mai Dưỡng Khách tịnh thê Nguyễn Thị (?) hữu điền tại ... bát sào, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại ... Thí Xung lang Hiền Uy cư sỹ hữu điền tại cước sơn ... thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại ... xã Nguyễn Ngọ tịnh tôn Đỗ Báo hữu điền cố Ông nhất khảm, tại cước sơn Xa Lỗi đồng, Đông cận chủ điền địa mộ, Tây cận tự Nguyễn Quý, thí vi lưu thông Tam Bảo.
Tại Xa Lỗi xã ... nhất nhân hữu thổ trạch dụng nhất sào, Tây Bắc cận lộ tịnh kiều, thí vi lưu thông Tam Bảo, tịnh ư sùng mị tự hựu cáo nhược ... tăng tính mỗ nhân cư sứ kỳ tự, tức ký Pháp sư niên trung kỵ lạp, mạc lưu không khuyết, miễn chiên miễn chiên, cẩn thị cát thực.
Môn sâm lịch tỉnh thượng vân đoan,
Thân tại bích tiêu vân hán gian.
Hạ thị kình đào thiên vạn lý,
Trường thiên phù thủy thủy phù thiên.
Hữu Bộc xạ Giáp Thạch Phạm Sư Mạnh nghĩa phu.
Tạm dịch nghĩa :
HANG ĐẠI BI CHÙA SÙNG NGHIÊM NÚI VÂN LỖI (2)
Phàm trời đất có tượng, tỏ sự chở che để hàm chứa sinh linh; bốn mùa không hình, ngầm trong nóng rét để hóa nên vạn vật. Vì thế nên dòm xét đất trời, kẻ ngu hèn thảy biết được mối manh, âm dương sáng tỏ, bậc hiền triết hiếm thấu cùng vận số. Nhưng trời đất bao chưa âm dương mà dễ hiểu được là bởi có tượng, âm dương đứng trong trời đất mà khó thấu cùng vì không hình. Cho nên biết tượng hiển bày có thể hay biết, tuy ngu hèn cũng không ngờ vực; hình ngầm ẩn khó thể xem xét, dẫu hiền trí vẫn còn mê muội. Huống hồ đạo Phật chuộng hư không chế u tịch.

2: Bia có lẽ được khắc trên vách núi, vì trong động thờ Quan Âm, hoặc khắc thần chú Đại Bi trên vách núi nên có tên Đại Bi nham, chùa Sùng Nghiêm, núi Vân Lỗi (còn có tên là Vân Suối), ngày nay thuộc xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.

Nay ngôi trụ trì Đại Hòa Thượng(3) ẩn cư góc rừng, bỏ thân quyến xuất gia theo Phật, trụ trì chùa Khánh Lâm(4)theo chiếu mệnh đã nhiều năm tháng, mới thừa hứng du hóa các phương, thấy búi Vân Lỗi bốn bề sầm uất, thích thú trong lòng, mới bạt đá mở núi, cất dựng am tu vài nóc, đúc một bộ Tam thế(5)cùng bộ tượng Đại Bi(6)toàn bằng vàng ròng đặt trong hang núi cao, sớm chiều cầu chúc: ngôi cao bền vững, thiên hạ thái bình, đức vua muôn tuổi.
Ngẫm nơi đây:
Đông có xóm làng, cửa nhà san sát, có thể là chốn giàu sang phú quý.
Nam bọc sông dài, chảy ra cửa biển Đại Hải(7),có thể làm nơi thế giới mênh mang.
Tây có kênh đào, ngòi dẫ đến hương Đại Lợi(8), núi Ma Ni(9)có thể làm nên cảnh tráng quan trong quận huyện.
Bắc kề đường lớn thông ra cửa biển Thần Đầu(10), có thể là nơi tá túc cho khách vãng lai.
Đúng lấy bốn phương làm giới hạn, trấn giữ chính giữa là ngọn Vân Lỗi.
Nay có mảnh đất hoang ngập mặn thừa hơn hai khoảnh cận kề chân núi, tây kề ngọn Vĩ Sơn(11), đến chỗ xóm làng làm giới hạn, xin cúng vào chùa làm ruộng tam bảo(12), cày cấy lấy lương thực nuôi dưỡng chúng tăng, còn đâu bổ trợ cho việc tu sửa, chớ để cảnh chùa đổ nát. Kính Phật lời quê, ghi lại năm tháng nên dựng bia khắc.
Bài minh rằng:
Am cất bên sông,
Kề non Vân Lỗi.
Người cất dựng lên,
Kiêm gồm hạnh giải
Ngẫm đến mất còn,
Phúc dài muôn tuổi.
Quan Âm tỏ hình,

3: Đại Hòa Thượng : chưa rõ là ai ?
4: Chùa Khánh Lâm : chưa rõ ở đâu.
5: Tam Thế : Tức 3 đời: Quá khứ, hiện tại, tương lai.
6: Đại Bi : tức Bồ Tát Quan Âm.
7: Tức cửa biển Bạch Câu, hiện nay là Lạch Sung, xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn.
8: Xem trong phần Lý lịch.
9: Xem trong phần Lý lịch.
10: Cửa Thần Đầu, tức cửa Thần Phù, đời Nguyễn đổi làm Chính Đại, nay thuộc Nga Điền, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
11: Ngọn Vĩ Sơn: chưa rõ ở đâu.
12: Ruộng Tam Bảo: Ruộng đất do các tín đồ cúng tiến thuộc sở hữu của nhà chùa.
Cứu độ chúng sinh
Trước dẫn mê tình,
Sau cứu chúng sinh
Mọi người hớn hở,
Khắp chốn nghe danh.
Lắng sâu đạo màu
Bến bờ khó biết
Náu bóng về Chân.
Đổi thân chuyển kiếp.
Nhạt sắc thân vàng,
Hiện ra bất tuyệt.
Sơn thần phù giúp,
Thí chủ cúng giàng
Sớm chiều không ngớt,
Nhộn nhịp giàu sang.
Bài minh tựa này,
Khắc nên sử sách.
Ngày 16 tháng 02 năm Nhâm Tý niên hiệu Thiệu Khánh thứ 3 (1372)
Hữu Bộc xạ Phạm Sư Mạnh(13)hiệu Hiệp Thạch kính cẩn thuật lại.
Chi Hầu Dũng Thủ là Mai Tỉnh viết chữ.
Bà Nguyễn Thị Vĩnh ở làng Tiền, xã Hoàng Xá có ruộng ... ở Bái Mê gần làng Lục, phía tây và bắc gần đường, phía nam gần ruộng Lê Ngọc Hoàn cúng làm ruộng tam bảo. Lương Thị Tú người nội hộ thôn Đồng Khoái có một mảnh ruộng tại Xá Thệ, phía đông gần Cố Lương Nễ, nửa phái nam gần ruộng Mai Thị Ả, tây gần ruộng Lương Súy, bắc gần ruộng Trương Cá Luật cúng làm ruộng tam bảo, con cháu đời đời không được tranh giành.
Ông Trương Đệ và bà Thị Ẩn ở làng Lục có một sào ruộng ở đồng Bái Tư ... tây gần Cố Lương Nễ, phái nam gần ruộng ông Nguyễn Cự Thuyên, bắc gần ruộng Nguyễn Cổ Phùng cúng làm ruộng tam bảo.
Mai Dưỡng Khách cùng vợ là Nguyễn Thị ... ở xã Xa Lỗi(14)có ruộng rộng

13: Phạm Sư Mạnh: Không rõ năm sinh và năm mất. Ông tên là Nghĩ Phu, hiệu Úy Trai, người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (ngày nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Ông là học trò của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông (1314 – 1329).
14: Xã Xa Lỗi: Có lẽ là xã Xa Liễn, tổng Mậu Lâm thuộc xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn ngày nay. 
tám sào cúng làm ruộng tam bảo.
Cư sỹ Hiền Uy ở làng Thí Xung ... có khoảnh ruộng tại cánh đồng dưới chân núi cúng làm ruộng tam bảo.
Ông Nguyễn Ngọ cùng cháu là Đỗ Báo ở xã ... phía đông gần mộ chủ ruộng đất, phía tây gần ruộng Nguyễn Quý cúng làm ruộng tam bảo.
Ông ... ở xã Xa Lỗi có nhà đất rộng một sào phía tây bắc gần đường và cầu cúng làm ruộng tam bảo, kèm thêm với đất chùa Sùng Mị, thông báo cho các vị thiền tăng hoặc ai đó nếu ở đất chùa thì ghi rõ ngày giỗ chạp của các vị pháp sư, chớ để bỏ trống. Nay kính cẩn thuật lại.
Trèo mây tay với trăng sao,
Thân nơi sông bạc tầng cao xanh mờ.
Cúi nhìn muôn dặm sóng xô,
Nước lưng trời thẳm, non phô mặt duyềnh(15)
(Phiên âm và dịch nghĩa : Nguyễn Văn Hải – Thư viện tổng hợp Thanh Hóa).
-BIA THỨ TƯ:
Bia chỉ có hai dòng chữ lớn, dòng trên khắc : “Sùng nghiêm am tự kí” (Ghi chép ở chùa Sùng Nghiêm). Dòng dưới : “Trụ trì (?) (?) Nguyễn Phúc Công tự Huệ Dung đạo hiệu Vĩnh Toàn thiền sư” (Thiền sư trụ trì họ Nguyễn, tên tự Huệ Dung, hiệu Vĩnh Toàn).
-BIA THỨ NĂM:
Tấm bia này đã bị vớ nhiều (xem phần khảo tả), những chỗ còn chữ lại bị nứt theo đường gân đá do vậy chỉ có thể đọc được một ít chữ.
Đại thể tấm bia này ca ngợi phép huyền hóa kì diệu của đạo Phật, phần cuối ghi tên những người có lòng cung tiến tiền của vào chùa.

15: Đỗ Văn Hỷ dịch thơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lịch Sử đảng bộ huyện Nga Sơn. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996.
- Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. NXB Khoa học xã hội HÀ Nội 1993.
- Địa chí Thanh Hóa. NXB Văn hóa thông tin.
- Thơ văn Lý – Trần. NXB Khoa học xã hội 1996.
- Thanh Hóa tỉnh chí – Tr22.
- Tên làng xã Thanh Hóa. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa. NXB Thanh Hóa.
- Đại Việt sử ký toàn thư – NXB Văn hóa thông tin.

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THANH HÓA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 2620/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và
danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa công bố ngày 12/7/2001;
Căn cứ Nghị định số : 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở VHTT tại công văn số : 813/SVHTT ngày 17/8/2007 về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xếp hạng 13 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh có tên sau :
1. Di tích LSVH đình Yên Khoái, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn.
2. Di tích LSVH đình làng Bất Động, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương.
3. Di tích LSVH Từ đường họ Hà, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc.
4. Di tích LSVH nhóm bia đá chùa Vân Lỗi (núi Vân Lỗi), xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn.
5. Di tích LSVH Nhà thờ cụ Phó bảng Lê Viết Tạo, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa.
6. Di tích LSVH Nhà thờ tiến sĩ Nguyễn Quang Minh, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa.
7. Di tích lịch sử kháng chiến hầm làm việc của Thường trực Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa (1964-1972), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa.
8. Địa điểm di tích LSVH Nghè Cả, xã Đồng Hương, thành phố Thanh Hóa.
9. Di tích LSVH Chùa Long Khánh, xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hóa.
10. Địa điểm lịch sử cây Đa làng Si nơi treo cờ Đảng ngày 1/5/1931, xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương.
11. Di tích LSVH Đình làng Yên Lược, xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân.
12. Di tích LSVH chùa Lễ Động, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn.
13. Di tích LSVH Đình Quảng Xá, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
Điều 2. Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở khu vực di tích LSVH và danh lam thắng cảnh phải được phép của Chủ tịch UBND tỉnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường(nơi có di tích) thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với di tích LSVH và danh lam thắng cảnh theo Luật định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký. Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở VHTT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các xã, phường có di tích LSVH và danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận KT. CHỦ TỊCH
- Như điều 3; PHÓ CHỦ TỊCH
- Lưu : VT,VX (2)
QĐCNDT cấp tỉnh 13dt-.207
Vương Văn Việt

BIA THỨ NHẤT :
BIA THỨ HAI :
BIA THỨ BA :
Phiên âm :
SÙNG NGHIÊM TỰ VÂN LỖI SƠN ĐẠI BI NHAM
Phù nhị nghi hữu tượng, hiển phú tải dĩ hàm sinh; tứ thời vô hình, tiềm hàn thử dĩ hóa vật. Viên dĩ khuy thiên giám địa, dung ngu gia thức kì đoan; minh âm động dương, hiền triết hãn cùng kỳ số.
Đông có nhà cửa xóm làng đông đúc có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh len lỏi tới hương Đại Lỵ, núi Ma Ni có thể làm cảnh tráng quan cho các vùng quận, huyện. Bắc kề đường lớn, ăn thông với Thầu Đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại người qua.

Danh thắng nêu cao, đệ nhất châu
Dáng non như vẽ nước như dầu
Nửa khép động non mời hạc tới
Chắn ngang doi cát dỡn chim âu
Lối tuyết chú tiều men dưới núi
Đường tiên du khách vượt ghềnh sâu
Lên cao tận hưởng vui xem sóng
Biển biếc mịt mờ một sắc thu
Chùa cất bên sông, kề non Vân Lỗi
Người cất dựng lên, kiêm gồm hạnh giải
Ngẫm đến mất còn, phúc dài muôn tuổi
Quan Âm tỏ hình, cứu độ chúng sinh
Trước dẫn mê tình, sau cứu chúng sinh
Mọi người hớn hở, khắp chốn nghe danh ...
Sơn thần phù giúp, thí chủ cúng giàng
Sớm chiều không ngớt, nhộn nhịp giàu sang ...

Công khai KQ giải quyết TTHC UBND xã