Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388209

Lý lịch di tích Lịch sử - Văn hóa - Cách mạng chùa Thông Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 15/01/2022 08:00:57

Lý lịch di tích Lịch sử - Văn hóa - Cách mạng chùa Thông Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

LÝ LỊCH CHÙA THÔNG BÁO VĂN

Chùa Thông Báo Văn là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh của xã Nga Lĩnh. Chùa Thông được Sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá ra quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hoá và cách mạng tại quyết định số 570/QD-VHTT ngày 30 tháng 12 năm 1999.
Chùa Thông tên chữ là Thung Sơn Tự ( chùa trong núi), cũng gọi là chùa Báo Văn, theo tên làng Báo Văn ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa được xây dựng thời Nguyễn, do Hoà thượng Vĩnh Phát khởi sáng và trụ trì.
Chùa Thông được xây dựng men chân núi Thông thuộc xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng đất chiêm trũng của huyện Nga Sơn. Đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng lúa.
Về mặt lịch sử, dưới thời Trần đã được xem là vùng đất trù phú “ Đông có xóm làng, nhà cửa đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh, len lỏi tới hương Đại Lý, núi Ma Ni, có thể làm cảnh tráng cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn thông tới cửa Thầu Đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại, người qua” (Phạm Sư Mạnh).
Trong phong trào Cần Vương chống Pháp thế kỷ XIX, để bảo vệ căn cứ Ba Đình, núi Thông đã trở thành vọng gác quan trọng của nghĩa quân.
Đặc biệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Nga Sơn, núi Thông, Chùa Thông đã từng là địa điểm nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta trên đường tới làng Thượng ( xã Nga Thắng) xây dựng cơ sở cách mạng như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Diệt v.v….
Từ thành phố Thanh Hoá trên quốc lộ 1A ra phía Bắc qua Đò Lèn khoảng 2 km, rẽ phải trên con đường 13 ( đường liên huyện) khoảng 10 km đến cầu Báo Văn( thuộc xã Nga Lĩnh). Từ đây ta nhìn thấy núi Thông, đi khoảng 500m nữa là tới di tích. Các phương tiện như : ô tô, xe máy, xe đạp đến di tích thuận tiện dễ dàng.
Chùa Thông là một di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : lịch sử, văn hoá, mỹ thuật … được thể hiện trên các mặt sau:
Cũng như bất cứ một ngôi chùa nào ở nước ta, chùa Thông là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Nó không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ phật giáo đến hành lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh làng xã qua nhiều đời nay.
Chùa Thông còn là công trình kiến trúc nghệ thuật và là một bảo tàng chứa đựng những di sản văn hoá cực kỳ có giá trị về nhiều phương diện. Các bức đại tự, chuông đồng cổ và đặc biệt là các pho tượng cổ … Các bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao là sự kết hợp những tinh hoa văn hoá, tài năng trí tụe của người dân xứ Thanh, đóng góp vào kho tàng lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam. Việc tìm hiểu ngôi chùa, rõ ràng không chỉ để hiểu Phật giáo Việt Nam một cách thuần tuý mà còn là hiểu nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hoá Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chùa Thông là một dẫn chứng sinh động. Bởi vậy, nó là một di sản văn hoá tiêu biểu được trân trọng gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị.
Chùa Thông đã từng là một địa điểm liên lạc, nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta thời kỳ 1941 – 1945. Làng Vân Hoàn và làng Thượng (Nga Thắng) cách nhau một cánh đồng, ở khoảng giữa cánh đồng đó là chùa Thông.
Thời kỳ xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Sơn, làng Thượng đã trở thành cái nôi của cách mạng thời kỳ hoạt động bí mật. Từ Phú Nhi (Hưng Lộc), Đa Lộc, Quang Lộc của huyện Hậu Lộc, qua đò Yên ổn trên sông Mã là đất của xã Nga Lĩnh. Đây là con đường mà các chiến sỹ cách mạng khi về làng Thượng (Nga Thắng)đều phải đi qua chùa Thông. Và chùa Thông đã trở thành một địa điểm liên lạc, một nơi nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng ta như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Xung Phong …
Chùa Thông được xây dựng theo hướng Tây Nam trên sườn phía Bắc núi Thông, nằm vè phía Nam làng Báo Văn. Làng Báo Văn phía Bắc giáp làng Thượng, xã Nga Thắng ; phía Tây giáp sông Hoạt, bên kia sông là xã Hà Toại, huyện Hà Trung. Phía Nam giáp làng Hội Kê. Phía Đông giáp làng Đồng Đội. Vị trí chùa trên mảnh đất cao ráo, thoáng đãng, cây cối sum suê, toả bóng mát.
Kiến trúc chùa bao gồm : chùa chính, nhà Tổ và các công trình phụ. Chùa chính : Kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường dài 7m, rộng 3,3 m. Hiên tiền đường dài 7 m, rộng 2,8 m (19,6 m2). Liền kề với tiền đường là hậu cung dài 3,6 m, rộng 3 m (10,8 m2). Toàn bộ tiền đường và hậu cung được xây dựng theo lối vòm cuốn. Phía ngoài là 4 mái, cấu trúc theo kiểu chồng diêm. Mái lợp ngói mũi, được trang trí đường gờ chỉ và hoa văn nổi. Chùa chính có niên đại xây dựng vào thời Nguyễn.
Nhà Tổ : Trước đây bị phá huỷ, mới được tu sửa lại có chiều dài 7 m, rộng 4 m (28 m2). Trong nhà Tổ thờ 4 vị sư trụ trì chùa đã qua đời.
Liền kề với nhà Tổ là cung thờ Mẫu, dài 4,8 m, rộng 4 m (19,2 m2. Nhà Tổ và cung Mẫu mới được tu sửa lại.
Ngoài các công trình chính, chùa còn có nhà bếp, giếng nước và các công trình phụ khác.
Phía sau và trước chùa là vườn chùa trồng rau màu phục vụ sinh hoạt cho nhà chùa. Xen lẫn trong khu vực trồng rau màu là các bồn hoa, cây cảnh bốn mùa nở hoa thơm và toả bóng mát, làm cho cảnh sắc của ngôi chùa thêm hương sắc, hấp dẫn.
Trong tiền đường được sử dụng để đặt tượng hộ pháp. Tượng Hộ pháp được đặt ở hai gian bên nhà tiền đường. Hộ pháp có nghĩa là bảo hộ cho Phật pháp. Vì có sứ mệnh bảo vệ Phật pháp nên hai pho tượng này được bày ở nhà bái đường. Về hình dáng, tượng hộ pháp được tạc hình người võ sỹ, mặc áo giáp, tay cầm khí giới, đầu đội mũ trụ, ngồi trên lưng hai con Sấu. Tiếp đến hai bên nách của bái đường còn bố trí Thập Điện Diêm Vương, nhưng ở đây chỉ còn hai pho tượng Đức Ông và tượng Bà. Tượng Đức Ông bố trí ở góc trái của bái đường. Theo cách đi lễ thì khi vào trong Phật Điện phải xin phép Đức Ông vào lễ Phật. Đức Ông được thể hiện mặt đỏ, mặc áo bào, đội mũ cánh chuồn ngồi trên bệ. Theo thuyết Phật pháp thì tượng Đức Ông này nghe lời Phật thuyết Pháp mà giác ngộ, rồi trở thành thần linh cai quản chùa. Sau đó vào lễ Phật ở chính gian giữa. Cách bài trí các pho tượng như trên mang ý nghĩa bảo vệ, hộ trì Phật Pháp. Vì vậy tạo nên sự trang nghiêm và sức mạnh linh thiêng nơi thờ Phật.
ở nhà chính điện có 14 pho tượng Phật được bài trí trên 3 lớp bàn thờ, trong đó có 10 pho tượng cổ được sắp xếp như sau :
+ Lớp bàn thờ cao nhất là 3 pho Tam Thế ngồi ngang nhau tượng trưng cho Chư Phật thuộc về ba đời : Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai (vị lai). Ba tượng được ngồi trên toà sen, có kích thước và hình dạng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có ấn chữ Vạn, mặt tròn như nguyệt, mình có sắc hoàng kim rực rỡ.
+ Lớp bàn thờ thứ hai : Bài trí 3 pho tượng cũng dãy là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật A Di Đà, ngồi trong tư thế toạ Thiền, tóc xoắn ốc, đầu để lộ đỉnh, không đội mũ, mắt nhìn xuống như đang suy tư. Tượng mặc áo cà sa với những nếp gấp rất đều. Hai bên là tượng thần Thổ địa ( bên phải) và Bồ Tát toạ sơn ( bên trái). Thần Thổ địa là người chủ của khu vực chùa, trông coi toàn bộ tài sản của nhà chùa. Tượng thần Thổ địa diễn tả một ông già mặt đỏ, râu bạc, nét mặt hiền từ nhưng rất nghiêm ở tư thế ngồi. Vị thần Bồ Tát toạ sơn, vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà.
ở lớp giữa bàn thờ thứ nhất và thứ 2 được bố trí tượng Phật Thích Ca sơ sinh đứng trong Toà Cửu Long. Tượng được diễn tả Ngài lúc mới sinh có hình tiểu nhi, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Có 9 Rồng vây bọc và chầu vào. Trên đầu và ba mặt sau lưng, trên những đám mây có đủ Chư Phật.
+ Lớp bàn thờ thứ 3 : Gồm 3 pho tượng cùng dãy gọi là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật Di Lặc Bồ Tát, được diễn tả có dáng thư thái, thanh thản, bụng phệ, để vai và mình trần, thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan. Tay phải úp lên đầu gối, tay trái năm khum đặt giữa trên đùi thể hiện những dấu hiệu cho thấy ngài không còn lo buồn gì nữa. Bên trái là Văn Thù Bồ Tát, bên phải là tượng Phổ Hiền Bồ Tát là hai vị thị giả giúp Phật tế độ chúng sinh. Văn Thù Bồ Tát giúp về phần trí tuệ. Còn Phổ Hiền Bồ Tát giúp về phần sự lý. Tượng Văn Thù Bồ Tát cỡi sư tử xanh, Phổ Hiền cỡi voi trắng. Dưới lớp thứ 3 bàn thờ này là nơi ngồi tụng kinh của nhà sư.
Cùng với những lớp tượng kể trên, nhà chính điện cũng là nơi tập trung những hiện vật chạm trổ như : đại tự, câu đối và một số đôd thờ khác mang ý nghĩa trang trí là tăng thêm sự trang nghiêm của điện thờ. Trong đó hình tượng bệ sen, hoa sen được tập trung thể hiện một cách nổi bật nhất. Bởi vì Đạo Phật thường lấy hoa sen làm biểu tượng, hoa sen tượng trưng cho sự trong trắng và hoàn hảo. Các pho tượng ở đây đạt đến một kỹ thuật tinh xảo, một trình độ điêu khắc tiêu biểu cho mỹ thuật thế kỷ 19 ở Thanh Hoá.
Ngoài hệ thống các pho tượng kể trên, chùa Thông còn có các hiện vật như : chuông đồng thời Tự Đức ( 1857), bát tượng đá, bát hương gốm cổ, hai bức đại tự bằng gỗ, các bức đại tự, câu đối, tràng phan bằng vải nỉ mới.
Ngoài cấu trúc chính của chùa như trên chùa Thông còn có nàh thờ Tổ. Nhà Tổ được làm ra một vị trí riêng bên cạnh nhà Mẫu, quay mặt về hướng chùa chính. Đại điểm xây dựng chùa cạnh sườn núi, vì thế mà việc mở rộng khuôn viên chùa bị hạn chế. Nhà Tổ ( hay còn gọi là nhà Tăng Đường), chủ yếu thờ 4 vị sư tổ đã tu hành tại chùa như : Vĩnh Phái …
Chùa Thông có cấu trúc và bài trí tương đối độc đáo là một công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo còn gìn giữ được khá nguyên vẹn. Vì vậy, chùa Thông là di tích văn hoá rất quý giá, góp thêm sự phong phú cho kho tàng lịch sử văn hoá truyền thống Việt Nam.
Chùa Thông thuộc loại kiến trúc tôn giáo thờ Phật. Thời kỳ 1941 – 1945 trong phong trào hoạt động cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nga Sơn, ngôi chùa từng là địa điểm liên lạc, nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng, vì vậy chùa Thông còn mang một ý nghĩa và giá trị của một di tích lịch sử cách mạng.
Chùa Thông là một trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng, có ảnh hưởng trực tiếp trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Vì vậy, chùa Thông là một di tích văn hoá và kiến trúc nghệ thuật có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : tôn giáo, văn hoá, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc. Chùa Thông là địa điểm có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng, vì vậy có giá trị là một địa điểm lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị. Chùa Thông nằm trong một khung cảnh thiên nhiên đẹp : kề bên núi, gần sông, gần địa điểm danh thắng Đệ Lục Động (chùa Vân Lỗi, thời Trần) đã được các thi nhân thời xưa ca tụng : Phạm Sư Mạnh, Chúa Trịnh Tráng … vì vậy, ngoài chức năng tín ngưỡng nó còn có khả năng đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch đối với nhân dân và khách thập phương.
Chùa Thông được xây dựng thời Nguyễn. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng bằng loại vật liệu gạch, vôi vữa, mái được kiến trúc kiểu vòm cuốn ở cả chính điện, bái đường và hiên, không có vật liệu gỗ. Tình trạng của chùa ở phái trong tương đối tốt. Các pho tượng Phật được bảo quản tốt. Tuy nhiên ở phía ngoài, do khí hậu thời tiết nên một số mảng tường, mái ngói, bờ nóc, bờ vỉ bị sụt lở một số chỗ đã được nhà chùa tu sửa lại. Tam quan chùa đã hỏng, đổ từ lâu, nhà chùa sửa chữa lại thành cổng có cánh, tuy vậy chưa phù hợp với kiến trúc, diện mạo cũng như quy mô của chùa. Nhà Tổ, cung Mẫu là các công trình làm mới, nhưng không được thiết kế của các cơ quan chuyên môn nên kiến trúc còn đơn giản.

Chùa Thông Báo Văn là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh của xã Nga Lĩnh. Chùa Thông được Sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá ra quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hoá và cách mạng tại quyết định số 570/QD-VHTT ngày 30 tháng 12 năm 1999.
Chùa Thông tên chữ là Thung Sơn Tự ( chùa trong núi), cũng gọi là chùa Báo Văn, theo tên làng Báo Văn ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa được xây dựng thời Nguyễn, do Hoà thượng Vĩnh Phát khởi sáng và trụ trì.
Chùa Thông được xây dựng men chân núi Thông thuộc xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng đất chiêm trũng của huyện Nga Sơn. Đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng lúa.
Về mặt lịch sử, dưới thời Trần đã được xem là vùng đất trù phú “ Đông có xóm làng, nhà cửa đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh, len lỏi tới hương Đại Lý, núi Ma Ni, có thể làm cảnh tráng cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn thông tới cửa Thầu Đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại, người qua” (Phạm Sư Mạnh).
Trong phong trào Cần Vương chống Pháp thế kỷ XIX, để bảo vệ căn cứ Ba Đình, núi Thông đã trở thành vọng gác quan trọng của nghĩa quân.
Đặc biệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Nga Sơn, núi Thông, Chùa Thông đã từng là địa điểm nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta trên đường tới làng Thượng ( xã Nga Thắng) xây dựng cơ sở cách mạng như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Diệt v.v….
Từ thành phố Thanh Hoá trên quốc lộ 1A ra phía Bắc qua Đò Lèn khoảng 2 km, rẽ phải trên con đường 13 ( đường liên huyện) khoảng 10 km đến cầu Báo Văn( thuộc xã Nga Lĩnh). Từ đây ta nhìn thấy núi Thông, đi khoảng 500m nữa là tới di tích. Các phương tiện như : ô tô, xe máy, xe đạp đến di tích thuận tiện dễ dàng.
Chùa Thông là một di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : lịch sử, văn hoá, mỹ thuật … được thể hiện trên các mặt sau:
Cũng như bất cứ một ngôi chùa nào ở nước ta, chùa Thông là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Nó không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ phật giáo đến hành lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh làng xã qua nhiều đời nay.
Chùa Thông còn là công trình kiến trúc nghệ thuật và là một bảo tàng chứa đựng những di sản văn hoá cực kỳ có giá trị về nhiều phương diện. Các bức đại tự, chuông đồng cổ và đặc biệt là các pho tượng cổ … Các bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao là sự kết hợp những tinh hoa văn hoá, tài năng trí tụe của người dân xứ Thanh, đóng góp vào kho tàng lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam. Việc tìm hiểu ngôi chùa, rõ ràng không chỉ để hiểu Phật giáo Việt Nam một cách thuần tuý mà còn là hiểu nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hoá Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chùa Thông là một dẫn chứng sinh động. Bởi vậy, nó là một di sản văn hoá tiêu biểu được trân trọng gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị.
Chùa Thông đã từng là một địa điểm liên lạc, nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta thời kỳ 1941 – 1945. Làng Vân Hoàn và làng Thượng (Nga Thắng) cách nhau một cánh đồng, ở khoảng giữa cánh đồng đó là chùa Thông.
Thời kỳ xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Sơn, làng Thượng đã trở thành cái nôi của cách mạng thời kỳ hoạt động bí mật. Từ Phú Nhi (Hưng Lộc), Đa Lộc, Quang Lộc của huyện Hậu Lộc, qua đò Yên ổn trên sông Mã là đất của xã Nga Lĩnh. Đây là con đường mà các chiến sỹ cách mạng khi về làng Thượng (Nga Thắng)đều phải đi qua chùa Thông. Và chùa Thông đã trở thành một địa điểm liên lạc, một nơi nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng ta như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Xung Phong …
Chùa Thông được xây dựng theo hướng Tây Nam trên sườn phía Bắc núi Thông, nằm vè phía Nam làng Báo Văn. Làng Báo Văn phía Bắc giáp làng Thượng, xã Nga Thắng ; phía Tây giáp sông Hoạt, bên kia sông là xã Hà Toại, huyện Hà Trung. Phía Nam giáp làng Hội Kê. Phía Đông giáp làng Đồng Đội. Vị trí chùa trên mảnh đất cao ráo, thoáng đãng, cây cối sum suê, toả bóng mát.
Kiến trúc chùa bao gồm : chùa chính, nhà Tổ và các công trình phụ. Chùa chính : Kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường dài 7m, rộng 3,3 m. Hiên tiền đường dài 7 m, rộng 2,8 m (19,6 m2). Liền kề với tiền đường là hậu cung dài 3,6 m, rộng 3 m (10,8 m2). Toàn bộ tiền đường và hậu cung được xây dựng theo lối vòm cuốn. Phía nguoaì là 4 mái, cấu trúc theo kiểu chồng diêm. Mái lợp ngói mũi, được trang trí đường gờ chỉ và hoa văn nổi. Chùa chính có niên đại xây dựng vào thời Nguyễn.
Nhà Tổ : Trước đây bị phá huỷ, mới được tu sửa lại có chiều dài 7 m, rộng 4 m (28 m2). Trong nhà Tổ thờ 4 vị sư trụ trì chùa đã qua đời.
Liền kề với nhà Tổ là cung thờ Mẫu, dài 4,8 m, rộng 4 m (19,2 m2. Nhà Tổ và cung Mẫu mới được tu sửa lại.
Ngoài các công trình chính, chùa còn có nhà bếp, giếng nước và các công trình phụ khác.
Phía sau và trước chùa là vườn chùa trồng rau màu phục vụ sinh hoạt cho nhà chùa. Xen lẫn trong khu vực trồng rau màu là các bồn hoa, cây cảnh bốn mùa nở hoa thơm và toả bóng mát, làm cho cảnh sắc của ngôi chùa thêm hương sắc, hấp dẫn.
Trong tiền đường được sử dụng để đặt tượng hộ pháp. Tượng Hộ pháp được đặt ở hai gian bên nhà tiền đường. Hộ pháp có nghĩa là bảo hộ cho Phật pháp. Vì có sứ mệnh bảo vệ Phật pháp nên hai pho tượng này được bày ở nhà bái đường. Về hình dáng, tượng hộ pháp được tạc hình người võ sỹ, mặc áo giáp, tay cầm khí giới, đầu đội mũ trụ, ngồi trên lưng hai con Sấu. Tiếp đến hai bên nách của bái đường còn bố trí Thập Điện Diêm Vương, nhưng ở đây chỉ còn hai pho tượng Đức Ông và tượng Bà. Tượng Đức Ông bố trí ở góc trái của bái đường. Theo cách đi lễ thì khi vào trong Phật Điện phải xin phép Đức Ông vào lễ Phật. Đức Ông được thể hiện mặt đỏ, mặc áo bào, đội mũ cánh chuồn ngồi trên bệ. Theo thuyết Phật pháp thì tượng Đức Ông này nghe lời Phật thuyết Pháp mà giác ngộ, rồi trở thành thần linh cai quản chùa. Sau đó vào lễ Phật ở chính gian giữa. Cách bài trí các pho tượng như trên mang ý nghĩa bảo vệ, hộ trì Phật Pháp. Vì vậy tạo nên sự trang nghiêm và sức mạnh linh thiêng nơi thờ Phật.
ở nhà chính điện có 14 pho tượng Phật được bài trí trên 3 lớp bàn thờ, trong đó có 10 pho tượng cổ được sắp xếp như sau :
+ Lớp bàn thờ cao nhất là 3 pho Tam Thế ngồi ngang nhau tượng trưng cho Chư Phật thuộc về ba đời : Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai (vị lai). Ba tượng được ngồi trên toà sen, có kích thước và hình dạng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có ấn chữ Vạn, mặt tròn như nguyệt, mình có sắc hoàng kim rực rỡ.
+ Lớp bàn thờ thứ hai : Bài trí 3 pho tượng cũng dãy là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật A Di Đà, ngồi trong tư thế toạ Thiền, tóc xoắn ốc, đầu để lộ đỉnh, không đội mũ, mắt nhìn xuống như đang suy tư. Tượng mặc áo cà sa với những nếp gấp rất đều. Hai bên là tượng thần Thổ địa ( bên phải) và Bồ Tát toạ sơn ( bên trái). Thần Thổ địa là người chủ của khu vực chùa, trông coi toàn bộ tài sản của nhà chùa. Tượng thần Thổ địa diễn tả một ông già mặt đỏ, râu bạc, nét mặt hiền từ nhưng rất nghiêm ở tư thế ngồi. Vị thần Bồ Tát toạ sơn, vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà.
ở lớp giữa bàn thờ thứ nhất và thứ 2 được bố trí tượng Phật Thích Ca sơ sinh đứng trong Toà Cửu Long. Tượng được diễn tả Ngài lúc mới sinh có hình tiểu nhi, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Có 9 Rồng vây bọc và chầu vào. Trên đầu và ba mặt sau lưng, trên những đám mây có đủ Chư Phật.
+ Lớp bàn thờ thứ 3 : Gồm 3 pho tượng cùng dãy gọi là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật Di Lặc Bồ Tát, được diễn tả có dáng thư thái, thanh thản, bụng phệ, để vai và mình trần, thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan. Tay phải úp lên đầu gối, tay trái năm khum đặt giữa trên đùi thể hiện những dấu hiệu cho thấy ngài không còn lo buồn gì nữa. Bên trái là Văn Thù Bồ Tát, bên phải là tượng Phổ Hiền Bồ Tát là hai vị thị giả giúp Phật tế độ chúng sinh. Văn Thù Bồ Tát giúp về phần trí tuệ. Còn Phổ Hiền Bồ Tát giúp về phần sự lý. Tượng Văn Thù Bồ Tát cỡi sư tử xanh, Phổ Hiền cỡi voi trắng. Dưới lớp thứ 3 bàn thờ này là nơi ngồi tụng kinh của nhà sư.
Cùng với những lớp tượng kể trên, nhà chính điện cũng là nơi tập trung những hiện vật chạm trổ như : đại tự, câu đối và một số đôd thờ khác mang ý nghĩa trang trí là tăng thêm sự trang nghiêm của điện thờ. Trong đó hình tượng bệ sen, hoa sen được tập trung thể hiện một cách nổi bật nhất. Bởi vì Đạo Phật thường lấy hoa sen làm biểu tượng, hoa sen tượng trưng cho sự trong trắng và hoàn hảo. Các pho tượng ở đây đạt đến một kỹ thuật tinh xảo, một trình độ điêu khắc tiêu biểu cho mỹ thuật thế kỷ 19 ở Thanh Hoá.
Ngoài hệ thống các pho tượng kể trên, chùa Thông còn có các hiện vật như : chuông đồng thời Tự Đức ( 1857), bát tượng đá, bát hương gốm cổ, hai bức đại tự bằng gỗ, các bức đại tự, câu đối, tràng phan bằng vải nỉ mới.
Ngoài cấu trúc chính của chùa như trên chùa Thông còn có nàh thờ Tổ. Nhà Tổ được làm ra một vị trí riêng bên cạnh nhà Mẫu, quay mặt về hướng chùa chính. Đại điểm xây dựng chùa cạnh sườn núi, vì thế mà việc mở rộng khuôn viên chùa bị hạn chế. Nhà Tổ ( hay còn gọi là nhà Tăng Đường), chủ yếu thờ 4 vị sư tổ đã tu hành tại chùa như : Vĩnh Phái …
Chùa Thông có cấu trúc và bài trí tương đối độc đáo là một công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo còn gìn giữ được khá nguyên vẹn. Vì vậy, chùa Thông là di tích văn hoá rất quý giá, góp thêm sự phong phú cho kho tàng lịch sử văn hoá truyền thống Việt Nam.
Chùa Thông thuộc loại kiến trúc tôn giáo thờ Phật. Thời kỳ 1941 – 1945 trong phong trào hoạt động cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nga Sơn, ngôi chùa từng là địa điểm liên lạc, nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng, vì vậy chùa Thông còn mang một ý nghĩa và giá trị của một di tích lịch sử cách mạng.
Chùa Thông là một trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng, có ảnh hưởng trực tiếp trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Vì vậy, chùa Thông là một di tích văn hoá và kiến trúc nghệ thuật có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : tôn giáo, văn hoá, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc. Chùa Thông là địa điểm có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng, vì vậy có giá trị là một địa điểm lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị. Chùa Thông nằm trong một khung cảnh thiên nhiên đẹp : kề bên núi, gần sông, gần địa điểm danh thắng Đệ Lục Động (chùa Vân Lỗi, thời Trần) đã được các thi nhân thời xưa ca tụng : Phạm Sư Mạnh, Chúa Trịnh Tráng … vì vậy, ngoài chức năng tín ngưỡng nó còn có khả năng đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch đối với nhân dân và khách thập phương.
Chùa Thông được xây dựng thời Nguyễn. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng bằng loại vật liệu gạch, vôi vữa, mái được kiến trúc kiểu vòm cuốn ở cả chính điện, bái đường và hiên, không có vật liệu gỗ. Tình trạng của chùa ở phái trong tương đối tốt. Các pho tượng Phật được bảo quản tốt. Tuy nhiên ở phía ngoài, do khí hậu thời tiết nên một số mảng tường, mái ngói, bờ nóc, bờ vỉ bị sụt lở một số chỗ đã được nhà chùa tu sửa lại. Tam quan chùa đã hỏng, đổ từ lâu, nhà chùa sửa chữa lại thành cổng có cánh, tuy vậy chưa phù hợp với kiến trúc, diện mạo cũng như quy mô của chùa. Nhà Tổ, cung Mẫu là các công trình làm mới, nhưng không được thiết kế của các cơ quan chuyên môn nên kiến trúc còn đơn giản.

Lý lịch di tích Lịch sử - Văn hóa - Cách mạng chùa Thông Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 15/01/2022 08:00:57 (GMT+7)

Lý lịch di tích Lịch sử - Văn hóa - Cách mạng chùa Thông Báo Văn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

LÝ LỊCH CHÙA THÔNG BÁO VĂN

Chùa Thông Báo Văn là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh của xã Nga Lĩnh. Chùa Thông được Sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá ra quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hoá và cách mạng tại quyết định số 570/QD-VHTT ngày 30 tháng 12 năm 1999.
Chùa Thông tên chữ là Thung Sơn Tự ( chùa trong núi), cũng gọi là chùa Báo Văn, theo tên làng Báo Văn ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa được xây dựng thời Nguyễn, do Hoà thượng Vĩnh Phát khởi sáng và trụ trì.
Chùa Thông được xây dựng men chân núi Thông thuộc xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng đất chiêm trũng của huyện Nga Sơn. Đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng lúa.
Về mặt lịch sử, dưới thời Trần đã được xem là vùng đất trù phú “ Đông có xóm làng, nhà cửa đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh, len lỏi tới hương Đại Lý, núi Ma Ni, có thể làm cảnh tráng cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn thông tới cửa Thầu Đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại, người qua” (Phạm Sư Mạnh).
Trong phong trào Cần Vương chống Pháp thế kỷ XIX, để bảo vệ căn cứ Ba Đình, núi Thông đã trở thành vọng gác quan trọng của nghĩa quân.
Đặc biệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Nga Sơn, núi Thông, Chùa Thông đã từng là địa điểm nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta trên đường tới làng Thượng ( xã Nga Thắng) xây dựng cơ sở cách mạng như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Diệt v.v….
Từ thành phố Thanh Hoá trên quốc lộ 1A ra phía Bắc qua Đò Lèn khoảng 2 km, rẽ phải trên con đường 13 ( đường liên huyện) khoảng 10 km đến cầu Báo Văn( thuộc xã Nga Lĩnh). Từ đây ta nhìn thấy núi Thông, đi khoảng 500m nữa là tới di tích. Các phương tiện như : ô tô, xe máy, xe đạp đến di tích thuận tiện dễ dàng.
Chùa Thông là một di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : lịch sử, văn hoá, mỹ thuật … được thể hiện trên các mặt sau:
Cũng như bất cứ một ngôi chùa nào ở nước ta, chùa Thông là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Nó không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ phật giáo đến hành lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh làng xã qua nhiều đời nay.
Chùa Thông còn là công trình kiến trúc nghệ thuật và là một bảo tàng chứa đựng những di sản văn hoá cực kỳ có giá trị về nhiều phương diện. Các bức đại tự, chuông đồng cổ và đặc biệt là các pho tượng cổ … Các bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao là sự kết hợp những tinh hoa văn hoá, tài năng trí tụe của người dân xứ Thanh, đóng góp vào kho tàng lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam. Việc tìm hiểu ngôi chùa, rõ ràng không chỉ để hiểu Phật giáo Việt Nam một cách thuần tuý mà còn là hiểu nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hoá Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chùa Thông là một dẫn chứng sinh động. Bởi vậy, nó là một di sản văn hoá tiêu biểu được trân trọng gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị.
Chùa Thông đã từng là một địa điểm liên lạc, nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta thời kỳ 1941 – 1945. Làng Vân Hoàn và làng Thượng (Nga Thắng) cách nhau một cánh đồng, ở khoảng giữa cánh đồng đó là chùa Thông.
Thời kỳ xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Sơn, làng Thượng đã trở thành cái nôi của cách mạng thời kỳ hoạt động bí mật. Từ Phú Nhi (Hưng Lộc), Đa Lộc, Quang Lộc của huyện Hậu Lộc, qua đò Yên ổn trên sông Mã là đất của xã Nga Lĩnh. Đây là con đường mà các chiến sỹ cách mạng khi về làng Thượng (Nga Thắng)đều phải đi qua chùa Thông. Và chùa Thông đã trở thành một địa điểm liên lạc, một nơi nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng ta như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Xung Phong …
Chùa Thông được xây dựng theo hướng Tây Nam trên sườn phía Bắc núi Thông, nằm vè phía Nam làng Báo Văn. Làng Báo Văn phía Bắc giáp làng Thượng, xã Nga Thắng ; phía Tây giáp sông Hoạt, bên kia sông là xã Hà Toại, huyện Hà Trung. Phía Nam giáp làng Hội Kê. Phía Đông giáp làng Đồng Đội. Vị trí chùa trên mảnh đất cao ráo, thoáng đãng, cây cối sum suê, toả bóng mát.
Kiến trúc chùa bao gồm : chùa chính, nhà Tổ và các công trình phụ. Chùa chính : Kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường dài 7m, rộng 3,3 m. Hiên tiền đường dài 7 m, rộng 2,8 m (19,6 m2). Liền kề với tiền đường là hậu cung dài 3,6 m, rộng 3 m (10,8 m2). Toàn bộ tiền đường và hậu cung được xây dựng theo lối vòm cuốn. Phía ngoài là 4 mái, cấu trúc theo kiểu chồng diêm. Mái lợp ngói mũi, được trang trí đường gờ chỉ và hoa văn nổi. Chùa chính có niên đại xây dựng vào thời Nguyễn.
Nhà Tổ : Trước đây bị phá huỷ, mới được tu sửa lại có chiều dài 7 m, rộng 4 m (28 m2). Trong nhà Tổ thờ 4 vị sư trụ trì chùa đã qua đời.
Liền kề với nhà Tổ là cung thờ Mẫu, dài 4,8 m, rộng 4 m (19,2 m2. Nhà Tổ và cung Mẫu mới được tu sửa lại.
Ngoài các công trình chính, chùa còn có nhà bếp, giếng nước và các công trình phụ khác.
Phía sau và trước chùa là vườn chùa trồng rau màu phục vụ sinh hoạt cho nhà chùa. Xen lẫn trong khu vực trồng rau màu là các bồn hoa, cây cảnh bốn mùa nở hoa thơm và toả bóng mát, làm cho cảnh sắc của ngôi chùa thêm hương sắc, hấp dẫn.
Trong tiền đường được sử dụng để đặt tượng hộ pháp. Tượng Hộ pháp được đặt ở hai gian bên nhà tiền đường. Hộ pháp có nghĩa là bảo hộ cho Phật pháp. Vì có sứ mệnh bảo vệ Phật pháp nên hai pho tượng này được bày ở nhà bái đường. Về hình dáng, tượng hộ pháp được tạc hình người võ sỹ, mặc áo giáp, tay cầm khí giới, đầu đội mũ trụ, ngồi trên lưng hai con Sấu. Tiếp đến hai bên nách của bái đường còn bố trí Thập Điện Diêm Vương, nhưng ở đây chỉ còn hai pho tượng Đức Ông và tượng Bà. Tượng Đức Ông bố trí ở góc trái của bái đường. Theo cách đi lễ thì khi vào trong Phật Điện phải xin phép Đức Ông vào lễ Phật. Đức Ông được thể hiện mặt đỏ, mặc áo bào, đội mũ cánh chuồn ngồi trên bệ. Theo thuyết Phật pháp thì tượng Đức Ông này nghe lời Phật thuyết Pháp mà giác ngộ, rồi trở thành thần linh cai quản chùa. Sau đó vào lễ Phật ở chính gian giữa. Cách bài trí các pho tượng như trên mang ý nghĩa bảo vệ, hộ trì Phật Pháp. Vì vậy tạo nên sự trang nghiêm và sức mạnh linh thiêng nơi thờ Phật.
ở nhà chính điện có 14 pho tượng Phật được bài trí trên 3 lớp bàn thờ, trong đó có 10 pho tượng cổ được sắp xếp như sau :
+ Lớp bàn thờ cao nhất là 3 pho Tam Thế ngồi ngang nhau tượng trưng cho Chư Phật thuộc về ba đời : Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai (vị lai). Ba tượng được ngồi trên toà sen, có kích thước và hình dạng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có ấn chữ Vạn, mặt tròn như nguyệt, mình có sắc hoàng kim rực rỡ.
+ Lớp bàn thờ thứ hai : Bài trí 3 pho tượng cũng dãy là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật A Di Đà, ngồi trong tư thế toạ Thiền, tóc xoắn ốc, đầu để lộ đỉnh, không đội mũ, mắt nhìn xuống như đang suy tư. Tượng mặc áo cà sa với những nếp gấp rất đều. Hai bên là tượng thần Thổ địa ( bên phải) và Bồ Tát toạ sơn ( bên trái). Thần Thổ địa là người chủ của khu vực chùa, trông coi toàn bộ tài sản của nhà chùa. Tượng thần Thổ địa diễn tả một ông già mặt đỏ, râu bạc, nét mặt hiền từ nhưng rất nghiêm ở tư thế ngồi. Vị thần Bồ Tát toạ sơn, vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà.
ở lớp giữa bàn thờ thứ nhất và thứ 2 được bố trí tượng Phật Thích Ca sơ sinh đứng trong Toà Cửu Long. Tượng được diễn tả Ngài lúc mới sinh có hình tiểu nhi, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Có 9 Rồng vây bọc và chầu vào. Trên đầu và ba mặt sau lưng, trên những đám mây có đủ Chư Phật.
+ Lớp bàn thờ thứ 3 : Gồm 3 pho tượng cùng dãy gọi là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật Di Lặc Bồ Tát, được diễn tả có dáng thư thái, thanh thản, bụng phệ, để vai và mình trần, thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan. Tay phải úp lên đầu gối, tay trái năm khum đặt giữa trên đùi thể hiện những dấu hiệu cho thấy ngài không còn lo buồn gì nữa. Bên trái là Văn Thù Bồ Tát, bên phải là tượng Phổ Hiền Bồ Tát là hai vị thị giả giúp Phật tế độ chúng sinh. Văn Thù Bồ Tát giúp về phần trí tuệ. Còn Phổ Hiền Bồ Tát giúp về phần sự lý. Tượng Văn Thù Bồ Tát cỡi sư tử xanh, Phổ Hiền cỡi voi trắng. Dưới lớp thứ 3 bàn thờ này là nơi ngồi tụng kinh của nhà sư.
Cùng với những lớp tượng kể trên, nhà chính điện cũng là nơi tập trung những hiện vật chạm trổ như : đại tự, câu đối và một số đôd thờ khác mang ý nghĩa trang trí là tăng thêm sự trang nghiêm của điện thờ. Trong đó hình tượng bệ sen, hoa sen được tập trung thể hiện một cách nổi bật nhất. Bởi vì Đạo Phật thường lấy hoa sen làm biểu tượng, hoa sen tượng trưng cho sự trong trắng và hoàn hảo. Các pho tượng ở đây đạt đến một kỹ thuật tinh xảo, một trình độ điêu khắc tiêu biểu cho mỹ thuật thế kỷ 19 ở Thanh Hoá.
Ngoài hệ thống các pho tượng kể trên, chùa Thông còn có các hiện vật như : chuông đồng thời Tự Đức ( 1857), bát tượng đá, bát hương gốm cổ, hai bức đại tự bằng gỗ, các bức đại tự, câu đối, tràng phan bằng vải nỉ mới.
Ngoài cấu trúc chính của chùa như trên chùa Thông còn có nàh thờ Tổ. Nhà Tổ được làm ra một vị trí riêng bên cạnh nhà Mẫu, quay mặt về hướng chùa chính. Đại điểm xây dựng chùa cạnh sườn núi, vì thế mà việc mở rộng khuôn viên chùa bị hạn chế. Nhà Tổ ( hay còn gọi là nhà Tăng Đường), chủ yếu thờ 4 vị sư tổ đã tu hành tại chùa như : Vĩnh Phái …
Chùa Thông có cấu trúc và bài trí tương đối độc đáo là một công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo còn gìn giữ được khá nguyên vẹn. Vì vậy, chùa Thông là di tích văn hoá rất quý giá, góp thêm sự phong phú cho kho tàng lịch sử văn hoá truyền thống Việt Nam.
Chùa Thông thuộc loại kiến trúc tôn giáo thờ Phật. Thời kỳ 1941 – 1945 trong phong trào hoạt động cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nga Sơn, ngôi chùa từng là địa điểm liên lạc, nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng, vì vậy chùa Thông còn mang một ý nghĩa và giá trị của một di tích lịch sử cách mạng.
Chùa Thông là một trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng, có ảnh hưởng trực tiếp trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Vì vậy, chùa Thông là một di tích văn hoá và kiến trúc nghệ thuật có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : tôn giáo, văn hoá, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc. Chùa Thông là địa điểm có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng, vì vậy có giá trị là một địa điểm lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị. Chùa Thông nằm trong một khung cảnh thiên nhiên đẹp : kề bên núi, gần sông, gần địa điểm danh thắng Đệ Lục Động (chùa Vân Lỗi, thời Trần) đã được các thi nhân thời xưa ca tụng : Phạm Sư Mạnh, Chúa Trịnh Tráng … vì vậy, ngoài chức năng tín ngưỡng nó còn có khả năng đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch đối với nhân dân và khách thập phương.
Chùa Thông được xây dựng thời Nguyễn. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng bằng loại vật liệu gạch, vôi vữa, mái được kiến trúc kiểu vòm cuốn ở cả chính điện, bái đường và hiên, không có vật liệu gỗ. Tình trạng của chùa ở phái trong tương đối tốt. Các pho tượng Phật được bảo quản tốt. Tuy nhiên ở phía ngoài, do khí hậu thời tiết nên một số mảng tường, mái ngói, bờ nóc, bờ vỉ bị sụt lở một số chỗ đã được nhà chùa tu sửa lại. Tam quan chùa đã hỏng, đổ từ lâu, nhà chùa sửa chữa lại thành cổng có cánh, tuy vậy chưa phù hợp với kiến trúc, diện mạo cũng như quy mô của chùa. Nhà Tổ, cung Mẫu là các công trình làm mới, nhưng không được thiết kế của các cơ quan chuyên môn nên kiến trúc còn đơn giản.

Chùa Thông Báo Văn là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh của xã Nga Lĩnh. Chùa Thông được Sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá ra quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hoá và cách mạng tại quyết định số 570/QD-VHTT ngày 30 tháng 12 năm 1999.
Chùa Thông tên chữ là Thung Sơn Tự ( chùa trong núi), cũng gọi là chùa Báo Văn, theo tên làng Báo Văn ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa được xây dựng thời Nguyễn, do Hoà thượng Vĩnh Phát khởi sáng và trụ trì.
Chùa Thông được xây dựng men chân núi Thông thuộc xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng đất chiêm trũng của huyện Nga Sơn. Đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng lúa.
Về mặt lịch sử, dưới thời Trần đã được xem là vùng đất trù phú “ Đông có xóm làng, nhà cửa đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia. Nam gần sông lớn, chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới. Tây có sông Kinh, len lỏi tới hương Đại Lý, núi Ma Ni, có thể làm cảnh tráng cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn thông tới cửa Thầu Đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lại, người qua” (Phạm Sư Mạnh).
Trong phong trào Cần Vương chống Pháp thế kỷ XIX, để bảo vệ căn cứ Ba Đình, núi Thông đã trở thành vọng gác quan trọng của nghĩa quân.
Đặc biệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Nga Sơn, núi Thông, Chùa Thông đã từng là địa điểm nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta trên đường tới làng Thượng ( xã Nga Thắng) xây dựng cơ sở cách mạng như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Diệt v.v….
Từ thành phố Thanh Hoá trên quốc lộ 1A ra phía Bắc qua Đò Lèn khoảng 2 km, rẽ phải trên con đường 13 ( đường liên huyện) khoảng 10 km đến cầu Báo Văn( thuộc xã Nga Lĩnh). Từ đây ta nhìn thấy núi Thông, đi khoảng 500m nữa là tới di tích. Các phương tiện như : ô tô, xe máy, xe đạp đến di tích thuận tiện dễ dàng.
Chùa Thông là một di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : lịch sử, văn hoá, mỹ thuật … được thể hiện trên các mặt sau:
Cũng như bất cứ một ngôi chùa nào ở nước ta, chùa Thông là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Nó không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ phật giáo đến hành lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh làng xã qua nhiều đời nay.
Chùa Thông còn là công trình kiến trúc nghệ thuật và là một bảo tàng chứa đựng những di sản văn hoá cực kỳ có giá trị về nhiều phương diện. Các bức đại tự, chuông đồng cổ và đặc biệt là các pho tượng cổ … Các bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao là sự kết hợp những tinh hoa văn hoá, tài năng trí tụe của người dân xứ Thanh, đóng góp vào kho tàng lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam. Việc tìm hiểu ngôi chùa, rõ ràng không chỉ để hiểu Phật giáo Việt Nam một cách thuần tuý mà còn là hiểu nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hoá Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chùa Thông là một dẫn chứng sinh động. Bởi vậy, nó là một di sản văn hoá tiêu biểu được trân trọng gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị.
Chùa Thông đã từng là một địa điểm liên lạc, nuôi dấu các cán bộ cách mạng của Đảng ta thời kỳ 1941 – 1945. Làng Vân Hoàn và làng Thượng (Nga Thắng) cách nhau một cánh đồng, ở khoảng giữa cánh đồng đó là chùa Thông.
Thời kỳ xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Sơn, làng Thượng đã trở thành cái nôi của cách mạng thời kỳ hoạt động bí mật. Từ Phú Nhi (Hưng Lộc), Đa Lộc, Quang Lộc của huyện Hậu Lộc, qua đò Yên ổn trên sông Mã là đất của xã Nga Lĩnh. Đây là con đường mà các chiến sỹ cách mạng khi về làng Thượng (Nga Thắng)đều phải đi qua chùa Thông. Và chùa Thông đã trở thành một địa điểm liên lạc, một nơi nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng ta như : Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Xung Phong …
Chùa Thông được xây dựng theo hướng Tây Nam trên sườn phía Bắc núi Thông, nằm vè phía Nam làng Báo Văn. Làng Báo Văn phía Bắc giáp làng Thượng, xã Nga Thắng ; phía Tây giáp sông Hoạt, bên kia sông là xã Hà Toại, huyện Hà Trung. Phía Nam giáp làng Hội Kê. Phía Đông giáp làng Đồng Đội. Vị trí chùa trên mảnh đất cao ráo, thoáng đãng, cây cối sum suê, toả bóng mát.
Kiến trúc chùa bao gồm : chùa chính, nhà Tổ và các công trình phụ. Chùa chính : Kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường dài 7m, rộng 3,3 m. Hiên tiền đường dài 7 m, rộng 2,8 m (19,6 m2). Liền kề với tiền đường là hậu cung dài 3,6 m, rộng 3 m (10,8 m2). Toàn bộ tiền đường và hậu cung được xây dựng theo lối vòm cuốn. Phía nguoaì là 4 mái, cấu trúc theo kiểu chồng diêm. Mái lợp ngói mũi, được trang trí đường gờ chỉ và hoa văn nổi. Chùa chính có niên đại xây dựng vào thời Nguyễn.
Nhà Tổ : Trước đây bị phá huỷ, mới được tu sửa lại có chiều dài 7 m, rộng 4 m (28 m2). Trong nhà Tổ thờ 4 vị sư trụ trì chùa đã qua đời.
Liền kề với nhà Tổ là cung thờ Mẫu, dài 4,8 m, rộng 4 m (19,2 m2. Nhà Tổ và cung Mẫu mới được tu sửa lại.
Ngoài các công trình chính, chùa còn có nhà bếp, giếng nước và các công trình phụ khác.
Phía sau và trước chùa là vườn chùa trồng rau màu phục vụ sinh hoạt cho nhà chùa. Xen lẫn trong khu vực trồng rau màu là các bồn hoa, cây cảnh bốn mùa nở hoa thơm và toả bóng mát, làm cho cảnh sắc của ngôi chùa thêm hương sắc, hấp dẫn.
Trong tiền đường được sử dụng để đặt tượng hộ pháp. Tượng Hộ pháp được đặt ở hai gian bên nhà tiền đường. Hộ pháp có nghĩa là bảo hộ cho Phật pháp. Vì có sứ mệnh bảo vệ Phật pháp nên hai pho tượng này được bày ở nhà bái đường. Về hình dáng, tượng hộ pháp được tạc hình người võ sỹ, mặc áo giáp, tay cầm khí giới, đầu đội mũ trụ, ngồi trên lưng hai con Sấu. Tiếp đến hai bên nách của bái đường còn bố trí Thập Điện Diêm Vương, nhưng ở đây chỉ còn hai pho tượng Đức Ông và tượng Bà. Tượng Đức Ông bố trí ở góc trái của bái đường. Theo cách đi lễ thì khi vào trong Phật Điện phải xin phép Đức Ông vào lễ Phật. Đức Ông được thể hiện mặt đỏ, mặc áo bào, đội mũ cánh chuồn ngồi trên bệ. Theo thuyết Phật pháp thì tượng Đức Ông này nghe lời Phật thuyết Pháp mà giác ngộ, rồi trở thành thần linh cai quản chùa. Sau đó vào lễ Phật ở chính gian giữa. Cách bài trí các pho tượng như trên mang ý nghĩa bảo vệ, hộ trì Phật Pháp. Vì vậy tạo nên sự trang nghiêm và sức mạnh linh thiêng nơi thờ Phật.
ở nhà chính điện có 14 pho tượng Phật được bài trí trên 3 lớp bàn thờ, trong đó có 10 pho tượng cổ được sắp xếp như sau :
+ Lớp bàn thờ cao nhất là 3 pho Tam Thế ngồi ngang nhau tượng trưng cho Chư Phật thuộc về ba đời : Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai (vị lai). Ba tượng được ngồi trên toà sen, có kích thước và hình dạng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có ấn chữ Vạn, mặt tròn như nguyệt, mình có sắc hoàng kim rực rỡ.
+ Lớp bàn thờ thứ hai : Bài trí 3 pho tượng cũng dãy là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật A Di Đà, ngồi trong tư thế toạ Thiền, tóc xoắn ốc, đầu để lộ đỉnh, không đội mũ, mắt nhìn xuống như đang suy tư. Tượng mặc áo cà sa với những nếp gấp rất đều. Hai bên là tượng thần Thổ địa ( bên phải) và Bồ Tát toạ sơn ( bên trái). Thần Thổ địa là người chủ của khu vực chùa, trông coi toàn bộ tài sản của nhà chùa. Tượng thần Thổ địa diễn tả một ông già mặt đỏ, râu bạc, nét mặt hiền từ nhưng rất nghiêm ở tư thế ngồi. Vị thần Bồ Tát toạ sơn, vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà.
ở lớp giữa bàn thờ thứ nhất và thứ 2 được bố trí tượng Phật Thích Ca sơ sinh đứng trong Toà Cửu Long. Tượng được diễn tả Ngài lúc mới sinh có hình tiểu nhi, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Có 9 Rồng vây bọc và chầu vào. Trên đầu và ba mặt sau lưng, trên những đám mây có đủ Chư Phật.
+ Lớp bàn thờ thứ 3 : Gồm 3 pho tượng cùng dãy gọi là Di Đà Tam Tôn. Ngồi giữa là tượng Phật Di Lặc Bồ Tát, được diễn tả có dáng thư thái, thanh thản, bụng phệ, để vai và mình trần, thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan. Tay phải úp lên đầu gối, tay trái năm khum đặt giữa trên đùi thể hiện những dấu hiệu cho thấy ngài không còn lo buồn gì nữa. Bên trái là Văn Thù Bồ Tát, bên phải là tượng Phổ Hiền Bồ Tát là hai vị thị giả giúp Phật tế độ chúng sinh. Văn Thù Bồ Tát giúp về phần trí tuệ. Còn Phổ Hiền Bồ Tát giúp về phần sự lý. Tượng Văn Thù Bồ Tát cỡi sư tử xanh, Phổ Hiền cỡi voi trắng. Dưới lớp thứ 3 bàn thờ này là nơi ngồi tụng kinh của nhà sư.
Cùng với những lớp tượng kể trên, nhà chính điện cũng là nơi tập trung những hiện vật chạm trổ như : đại tự, câu đối và một số đôd thờ khác mang ý nghĩa trang trí là tăng thêm sự trang nghiêm của điện thờ. Trong đó hình tượng bệ sen, hoa sen được tập trung thể hiện một cách nổi bật nhất. Bởi vì Đạo Phật thường lấy hoa sen làm biểu tượng, hoa sen tượng trưng cho sự trong trắng và hoàn hảo. Các pho tượng ở đây đạt đến một kỹ thuật tinh xảo, một trình độ điêu khắc tiêu biểu cho mỹ thuật thế kỷ 19 ở Thanh Hoá.
Ngoài hệ thống các pho tượng kể trên, chùa Thông còn có các hiện vật như : chuông đồng thời Tự Đức ( 1857), bát tượng đá, bát hương gốm cổ, hai bức đại tự bằng gỗ, các bức đại tự, câu đối, tràng phan bằng vải nỉ mới.
Ngoài cấu trúc chính của chùa như trên chùa Thông còn có nàh thờ Tổ. Nhà Tổ được làm ra một vị trí riêng bên cạnh nhà Mẫu, quay mặt về hướng chùa chính. Đại điểm xây dựng chùa cạnh sườn núi, vì thế mà việc mở rộng khuôn viên chùa bị hạn chế. Nhà Tổ ( hay còn gọi là nhà Tăng Đường), chủ yếu thờ 4 vị sư tổ đã tu hành tại chùa như : Vĩnh Phái …
Chùa Thông có cấu trúc và bài trí tương đối độc đáo là một công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo còn gìn giữ được khá nguyên vẹn. Vì vậy, chùa Thông là di tích văn hoá rất quý giá, góp thêm sự phong phú cho kho tàng lịch sử văn hoá truyền thống Việt Nam.
Chùa Thông thuộc loại kiến trúc tôn giáo thờ Phật. Thời kỳ 1941 – 1945 trong phong trào hoạt động cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nga Sơn, ngôi chùa từng là địa điểm liên lạc, nuôi dấu các chiến sỹ cách mạng của Đảng, vì vậy chùa Thông còn mang một ý nghĩa và giá trị của một di tích lịch sử cách mạng.
Chùa Thông là một trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng, có ảnh hưởng trực tiếp trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Vì vậy, chùa Thông là một di tích văn hoá và kiến trúc nghệ thuật có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện như : tôn giáo, văn hoá, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc. Chùa Thông là địa điểm có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng, vì vậy có giá trị là một địa điểm lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị. Chùa Thông nằm trong một khung cảnh thiên nhiên đẹp : kề bên núi, gần sông, gần địa điểm danh thắng Đệ Lục Động (chùa Vân Lỗi, thời Trần) đã được các thi nhân thời xưa ca tụng : Phạm Sư Mạnh, Chúa Trịnh Tráng … vì vậy, ngoài chức năng tín ngưỡng nó còn có khả năng đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch đối với nhân dân và khách thập phương.
Chùa Thông được xây dựng thời Nguyễn. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng bằng loại vật liệu gạch, vôi vữa, mái được kiến trúc kiểu vòm cuốn ở cả chính điện, bái đường và hiên, không có vật liệu gỗ. Tình trạng của chùa ở phái trong tương đối tốt. Các pho tượng Phật được bảo quản tốt. Tuy nhiên ở phía ngoài, do khí hậu thời tiết nên một số mảng tường, mái ngói, bờ nóc, bờ vỉ bị sụt lở một số chỗ đã được nhà chùa tu sửa lại. Tam quan chùa đã hỏng, đổ từ lâu, nhà chùa sửa chữa lại thành cổng có cánh, tuy vậy chưa phù hợp với kiến trúc, diện mạo cũng như quy mô của chùa. Nhà Tổ, cung Mẫu là các công trình làm mới, nhưng không được thiết kế của các cơ quan chuyên môn nên kiến trúc còn đơn giản.

Công khai KQ giải quyết TTHC UBND xã