Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388209

Lịch sử làng Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 15/01/2022 08:10:28

Lịch sử làng Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BCĐ “TDĐKXDĐSVH” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ NGA LĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÀNG VÂN HOÀN

SƠ LƯỢC
Lịch sử truyền thống làng văn hóa Vân Hoàn

PHẦN THỨ NHẤT
Tình hình kinh tế, chính trị xã hội trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945

Làng Vân Hoàn là một trong ba làng văn hóa đầu tiên của huyện Nga Sơn được khai trương xây dựng tháng 8 năm 1994.
Làng Vân Hoàn nằm ở phía Đông Nam xã Nga Lĩnh
Phía đông giáp làng Vi Mỹ (Nga Nhân)
Phía Tây giáp làng Giải Uấn
Phía nam giáp làng Trung Thành ( xã Nga Thạch) và sông Lèn bên kia sông là xã (Liên Lộc và Quang Lộc) thuộc huyện Hậu Lộc.
Phía Bắc giáp làng Đồng Đội.
Diện tích có 129,98 ha, trong đó diện tích canh tác là 74,39 ha ( Hai vụ lúa bằng 38 ha, chuyên màu bằng : 32,5 ha, chân mạ bằng : 1,5 ha, lâm nghiệp : 7,37 ha. Đồi núi tha ma, thổ địa : 14,06 ha, thổ cư là : 11,52 ha. Giao thông thủy lợi : 21,94 ha, ao hồ : 0,9 ha. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào trạm bơm Vực Bà thường bị nước mặn xâm thực. Nguồn nước tiêu phụ thuộc cống Nga Nhân và trạm bơm Nga Thạch, đồng ruộng gập gềnh bậc thang. Đồng sâu bị nước mặn xâm thực, đồng bái bị bạc màu gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Đan số : 1034 khẩu, 330 hộ. Một câu hỏi đặt ra nhưng chưa có lời đáp đó là : Làng Vân Hoàn đông vui trù phú như ngày nay thì làng có từ bao giờ ? Cách đây bao nhiêu năm và người mở đất dụng nghiệp là ai ? Quả là khó ví không có sử sách lưu truyền hoặc có nhưng do biến cố của thời gian đã mất mát thất lạc chỉ còn lại câu ca dao tục ngữ :
Đồn rằng chùa Sỏi lắm tiên
Sông Sỏi lắm cá, Thạch Tuyền lắm Quan
Được lưu truyền trong nhân dân từ xã xưa cho tới nay dân chúng vẫn thường ngân nga và chùa Sỏi là ngôi chùa cổ có sớm nhất ở huyện Nga Sơn, đã được xác nhận trong tập một Lịch sử Đảng bộ Nga Sơn công nhận do Giáo sư Tiến sỹ Trịnh Nhu chỉ đạo biên soạn. Một bằng chứng nữa là danh nho Phạm Sư Mạnh là du khách đầu tiên đến thăm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo Thần Phù và chùa Sùng Nghiêm núi Vân Hoàn. Ông viếng ngôi chùa cổ hoành tráng và trèo lên đỉnh núi ngắm cảnh sông biển trời đất hòa quyện mênh mông đã rung cảm viết một bài phú và bốn câu thơ chữ Hán khắc vào vách đá.
Hồng Phi Hà Nội tạm dịch :
Vươn đến mây xanh chốn Quảng Hàm
Nhìn xuống sóng kình muôn vạn dặm
Trời soi bóng nước, nước lồng non
Ngày 16 tháng 2 năm Nhâm Tý Trần Duệ Tông thứ 3 băn 1372. Nếu tính từ tấm bia được khắc tại chùa đến nay là 639 năm, nhưng chùa có thì mới có du khách đến thăm. Như vậy chùa đã có trước năm 1372 và có dân cư mới có chùa. Từ những lập luận như vậy ta tam thời coi làng Vân Hoàn ngày nay có trên dưới 1000 năm lịch sử và đã trải qua 4 lần đổi tên : làng Sỏi, lang Ô Lỗi, làng Vân Lỗi, Vân Hoàn. Như trên đã nói ruộng đất ít lại chua mặn bạc màu, năng suất sản lượng thấp đã thế lại tập trung vào những nhà khá giả, dư ăn đủ mặc. Người dân đã đi làm rẽ ruộng của bọn giàu có ở làng bên, xã bạn. Cả thôn có 7 ngôi nhà ngói nhưng chủ yếu là nhà thờ Họ. Một chiếc xe đạp cọc cạch của ông Hội Thảo, còn hầu hết là nhà tranh vách đất, với chiếc quại xe cút kít ôm chặt đôi vai chở đá thuê kiếm sống.
Cuối thế kỷ 19, đầu thể kỷ 20 thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Nhà tù nhiều hơn trường học. Trong làng số người đi học không được 1 %, nhưng phần lớn con em gia đình khá giả và bọn Lý Hương. Cả làng có một anh Tú Tài ( Lớp 12 ngày nay là Hữu Loan) người có bằng Prime và sơ học yếu lược có thể đếm trên đầu ngón tay ( Tương đương lớp 3,4 ngày nay). Prime (Lớp 4) anh Liêng, anh Phả; Sơ học Yếu lược ( Lớp 3) , anh Phức, Đính, Cờ, Thích, Bằng, Hảnh. Còn lại trên 99% thất học là nhân dân lao động ốm đau thiếu thuốc, thiếu thầy cứu chữa, trẻ sơ sinh tử vong cao. Tuổi thọ trung bình 36 tuổi, mặt kahcs thực dân Pháp và triều đình phong kiến đặt ra đủ loại sưu, thuế, tô, tức, xeo tức và biết bao tục lệ phải đóng góp đều trút lên đầu người lao động. Người nông dân làm quần quật suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không đủ, cảnh giác, cảnh gác hái là gác miệng bán ruộng, địu con cũng là cảnh thường tình xảy ra trong làng xóm.
Nạn đói năm Ất Dậu năm 1945 đã khắc sâu trong tâm trí người dân Vân Hoàn nói riêng, hàng chụ gia đình có người chếtđói như : gia đình ông Trược, ông Bút, ông Tiểm … cảnh làng xóm tiêu điều dân tình xơ xác, gia đình phân ly phải tha phương cầu thực làm thuê cuốc mướn để sống cho qua ngày đoạn tháng. Nhưng đi đâu, làm gì cho thoát khỏi cảnh đói nghèo cơ cực khi Tổ quốc đang đắm chìm trong màn đêm nô lệ. Thật vậy không có nhục nào bằng nhục mất nước, không có cực nào bằng cực mất tự do và quyền sống tối thiểu của con người. Song sức nén càng nặng sức bật càng căng, nhưng dân ta có bao giờ chịu khuất phục trước uy vũ của kẻ thù. Phong trào đấu tự phát của nhân dân trong làng Vân Hoàn liên tiếp nổ ra chống Pháp và Vua quan phong kiến. Khoảng năm 1886 - 1887 nhân dân trong làng đã bí mật cung cấp tin tức lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân Ba Đình, nhan dân trong làng còn che dấu bảo vệ nuôi dưỡng mẹ, vợ, con của tướng Trần Xuân Soạn và các quan văn thân như ông Lĩnh Trần, Lĩnh Toại, Lĩnh Quýnh thường lui tới để chỉ đạo căn cứ Ba Đình do chủ tướng Đinh Công Tráng và Phạm Bành chỉ huy. Phong trào ủng hộ văn thân sôi nổi. Đầu năm 1939 thực đan Pháp có chủ định về khai thác mỏ Phốt phát ở núi Vân Hoàn, các bô lão trong làng đã vận động nhân dân đắp mộ giả, dựng bia cung quanh chân núi không cho chúng khai thác mỏ giành thắng lợi. Nhưng như người đi trong đêm tối không có ánh đuốc soi đường, các cuộc đấu tranh lại lẻ loi, đơn điệu nên không đem lại kết quả như mong muốn.
Vào đầu thập kỷ 40 của Thế kỷ 20 nhân dân làng Vân Hoàn mới tiếp nhận được ánh sáng cách mạng, anh Nguyễn Hữu Loan là người Vân Hoàn đang dạy học ở trường Mít xông ở Thị xã Thanh Hóa, cơ sở cách mạng trong nhà trường bị lộ, nhà trường liên tục tục bị vây ráp khám xét và theo dõi chặt chẽ luôn bị bắt bớ, khủng bố. Anh Loan là người của tổ chức Việt Minh đã trốn thoát trở về Vân Hoàn tạm lánh. Sau một thời gian xem xét nắm tình hình trong làng, ngoài xã, tình hình địch ta, anh Loan đã liên lạc với anh Phạm Minh Thanh (Nga Thanh). Hai anh đã bàn định kế hoạch tuyên truyền, vận động quần chúng nắm chắc các đối tượng nhất là trong lực lượng Thanh niên để phát triển hội viên Việt Minh. Xây dựng tổ chức Việt Minh ở Vân Hoàn. Cũng từ đó quan hệ giữa Nga Thanh và Vân Hoàn phát triển gắn bó trong đường dây cách mạng. Địa điểm liên lạc và nơi ẩn náu của cán bộ cách mạng cấp trên về công tác lúc này là tại đình làng Chí Đức xã Nga Thanh.
Phong trào Việt Minh phát trtieenr sâu rộng trong nhân dân tập hợp quần chúng đứng lên đấu tranh đòi cơm no áo ấm và kêu gọi ủng hộ Trung Hoa kháng Nhật, cải cách hương thôn nh : Tổ chức dạy chữ Quốc Ngữ, xóa bỏ một số tục lệ nh : Xôi Cân, Cà lượt, bánh dày lợn sống …
Tháng 2 năm 1943 cán bộ của tỉnh về tổ chức một cuộc mít tinh tại Nghè Thượng ( Làng Thượng – Nga Thắng) có tới 200 người dự, trong đó Vân Hoàn có anh Loan, anh Tạo, anh Nhãn.
Sau cuộc mít tinh niềm tin của hội viên được củng cố quyết tâm cao hơn phong trào quần chúng qua các đợt tuyên truyền giác ngộ và đã được thử thách qua các cuộc đấu tranh đã vững vàng tin tưởng hơn.
Trước khí thế cách mạng đang lên như triều dâng, thác đổ. Bọn địch điên cuồng lồng lộn tăng cường vây ráp khám xét bắt bớ khủng bổ triền miên. Để bưng nít tai mắt địch giữ vững khí thế phong trào bảo vệ được cơ sở cách mạng, tổ Việt Minh Vân Hoàn tuyên truyền phát triển hội viên cũng thân trọng và cẩn thận hơn. Lúc này anh Loan đã bí mật tuyên truyền và tuyển lựa một số người thân trong tộc thuộc và bầu bạn có xu hướng tiến bộ, yêu nước để giao nhiệm vụthử thách như : anh Tạo, anh Nhãn. Ngày 10 tháng 9 năm 1943 lễ kết nạp hội viên Việt Minh lần đầu tiên ở Vân Hoàn tại nhà anh Tạo cho hai người là : anh Tạo, anh Nhãn có anh Thanh và anh Loan dự. Sau đó phát triển thêm các anh Mộng, anh Liêng, anh Bồn, anh Phức đưa tổng số hội viên ở Vân Hoàn lên 7 người và tổ chức tuyên thệ tại cây bàng Nghè Miếu Nhất (phía Đông núi Vân Hoàn).
Tổ Việt Minh Vân Hoàn tổ chức in truyền đơn, áp phích bằng đá li tô trước đạt ở nhà ông Xớn, sau thấy gần đường cái dễ bị lộ nên đã chuyển vào nhà anh Liêng.
Nội dung là chống giặc Pháp, Nhật thu thóc, chống địch bắt đi phu làm sân bay Lai Thành, kể tội ác của bọn Pháp, Nhật. Kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi giảm tô, cao thuế nặng, đòi các nhà giàu không được cho vay nặng lãi, không cho mua lúa non của người nghèo được phân phát cho nhân dân và dán ở nhưng nơi đông người qua lại. Tổ đã rèn được 6 con dao găm, giao cho mỗi người một con để tự vệ khi cần thiết, đồng thời vận động trai tráng trong làng đi làm thuê xa để khỏi phải bắt đi làm sân bay.
Các chủ trương của tổ Việt Minh đề ra được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, bọn ngũ hương trong làng và những gia đình có máu mặt trong làng cũng phải kiêng nể không dám hách dịch dọa nạt dân như trước.
Các tục lệ lạc hậu cũng được giảm dần uy tín của tổ Việt Minh trong làng cũng được nâng lên.
Mặc dầu kẻ địch điên cuồng khủng bố đàn áp trong xã có hội viên bị bắt, song tổ Việt Minh Vân Hoàn vẫn bền bỉ hoạt động gây được thanh thế trong quần chúng, áp đảo được bọn ngữ hương trong làng như bọn chúng bắt mỗi hương ẩm phải nộp 5 hào để nộp về huyện xây dựng trường cho con em chúng học tập. Tổ đã vận động nhân dân không nộp, bọn chúng cũng pahir bó tay không thu được đồng nào bị quan trên trách quở.
Tháng 4 năm 1944 đồng chí Trịnh Ngọc Diệp về Nga Sơn triệu tập hội nghị bàn biện pháp gây dựng củng cố lại phong trào bảo vệ cơ sở cách mạng. Lúc này khí thế cách mạng ở Vân Hoàn được nhân lên gấp bội. Các hội viên được phân công đi dán áp phích truyền đơn với nội dung ủng hộ Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập tự do, không đi thu và bán lúa cho Nhật, không cho Nhật nhổ lúa trồng đay ở khắp các ngả đường trong thôn và cử một bộ phận đem truyền đơn, áp phích xuống dán ở đình Si Đông, Si Đoài, Ngã Tư Sy và đình Hậu Trạch.
Tháng 10 năm 1944 cũng anh Diệp về truyền đạt Nghị quyết Đại hội tỉnh và tình hình cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2, cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô đang dần giành thắng lợi to lớn. Số phận Phát xít Đức sắp bị kết liễu. Ở Đông Dương quân Nhật đang chuẩn bị lật đổ Pháp để đòi chiếm Đông Dương. Do vậy Thường vụ Trung ương kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi thù chung, kêu gọi nhân dân ủng hộ tiền, lúa vào quỹ sắm vũ khí để đánh đuổi quân Nhật, Pháp giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Sau hội nghị này khí thế cách mạng sục sôi trong làng Vân Hoàn nhiều thanh niên xung phong vào đội tự vệ, nhiều người ủng hộ tiền lúa vào quỹ mua sắm vũ khí. Số lượng hội viên phát triển thêm anh Quý, anh Đính, anh Duyến, anh Hảnh, anh Cộng, anh Loại … và số tiền ủng hộ đã mua được 20 con kiếm, mã tấu, mác Lào.
Đầu năm 1945 phong trào Việt Minh đã phát triển mạnh cả số lượng, chất lượng. Số hội viên ở Vân Hoàn đã lên 49 người khí thế cách mạng rầm rộ sôi nổi, Chính quyền của bọn thực dân phong kiến đã rệu rạo kém hiệu lực.
Ngày 12 tháng 3 năm 1945 Thường vụ Trung ương đã có Chỉ thị lịch sử
“ Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Chỉ thị của Trung ương là tiếng kèn xung trận thôi thúc toàn Đảng, toàn dân vùng đứng lên dành chính quyền về tay công nông.
Nội dung Chỉ thị của Trung ương được nhanh chóng truyền đạt đến các cơ sở Việt Minh. Do vậy công cuộc chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa được chuẩn bị rất khẩn trương. Trong làng sôi sục khí thế cách mạng.
Sau cuộc đảo chính của Nhật các phần tử phản động công khai hoạt động ra sức tuyên truyền cho chế độ độc lập, giả hiệu của Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Bọn Lý Hào cấu kết với bọn phản động rình mò chỉ điểm cho Nhật chống phá cách mạng. Mặt khác do chính sách vơ vét bóc lột của Pháp, Nhật và bọn vua quan phong kiến nạn đói uy hiếp nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Trước tình hình đó tổ Việt Minh trong làng đã tăng cường giáo dục quần chúng làm cho họ thấy rõ nguyên nhân của nạn đói nghèo và chết chóc, tổ chức quần chúng đấu tranh và bảo vệ lúa màu không để lọt vào tay Nhật. Tổ chức cứu đói cho dân, vận động nhà giàu cho dân vay thóc, không nộp thuế cho Nhật, đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện cho tổng khởi nghĩa giành Chính quyền.
Trong làng đã tổ chức được Hội Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc. Tổ chức bảo an đoàn thực chất là đội Tự vệ cứu quốc gồm 30 người, tổ chức rào làng, ngày đêm tuần tra canh gác xét hỏi người là mặt ra vào trong làng và đóng góp rèn thêm được 40 con kiếm, mác Lào để trang bị cho hội viên Việt Minh và Bảo an đoàn. Giọ Lý trưởng đến tuyên bố cho thu thuế nhưng không nộp về huyện. Nhà nào khó khăn thì không thu. Trong khi đó anh Loan đã dẫn một đoàn của làng lên huyện khất thuế, bọn quan lại đã phải nhượng bộ. Đến khi giành được Chính quyền, Lý trưởng Vân Hoàn đã đem 1650 đồng bạc Đông Dương trả lại cho dân, số tiền và thóc đã làm dụng tiêu xài phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, bàn ghế cho làng.
Bảo an làng đã phối hợp với lực lượng của Đồng Đội đánh tên phó tổng Hỏa Ngọc Vân về đốc thuế tại Cầu Đá( Giáp Nga Nhân).
Vụ chiêm năm 1945 nhân dân phải nộp thuế. Đầu tháng 8 năm 1945 có Chỉ thị của trên lực lượng Tự vệ và Bảo an đoàn Vân Hoàn đã tập trung ở Vườn Trai cùng các thôn khác trong xã để học quân sự và võ thuật. Lớp huấn luyện này do anh Loan và anh Thanh phụ trách. Tập ở Vườn Trai được 7 ngày thì chuyển lên tập ở Đồng Đội.
Phong trào quần chúng lúc này thật sôi động khí thế chuẩn bị khởi nghĩa rầm rộ. Trong thôn xóm trẻ huấn luyện tập tành bố phòng canh gác, già chuẩn bị lương thực, vót cung tên. Đường làng ngõ xóm rộn rã tiếng hát hò :
Nào anh em hùng binh
Liều thân cho nòi giống
Ta quyết chí hy sinh
Nào anh em hùng binh
Chẳng khác gì ngày hội lôi kéo cả một số Lý Hương trong làng vào cuộc.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945 Ủy ban khởi nghĩa Nga Sơn được thành lập tại làng Thượng Nga Thắng do anh Hoàng Xung Phong làm Trưởng ban. Hội nghị đã quyết định đúng 24 giờ ngày 18 tháng 8 năm 1945 khởi nghĩa, mục tiêu là lấy Huyện lỵ và đồn Điền Hộ.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945 tổ Việt Minh Vân Hoàn nhận được lệnh mỗi hội viên phải chuẩn bị một bữa ăn mang theo vũ khí, trang phục cần thiết ai không có vũ khí thì đem theo thừng gậy, sẵn sàng chờ lệnh là lên đường,
Tối 18 tháng 8 năm 1945 nhận được lệnh khởi nghãi của Ủy ban khởi nghĩa Nga Sơn. Theo kế hoạch đã vạch sẵn lực lượng đánh chiếm Điền Hộ gồm các đội Tự vệ Vân Hoàn, Tam Tổng, Bạch Câu ngoại thôn tập trung tại sau nhà ông Tần Trọng ( Nga Liên), riêng Vân Hoàn được cử một Tiểu đội do anh Nguyễn Hữu Phức phụ trách phục tại Đò Thắm để ngăn chặn và đánh quân tiếp viện của tỉnh và Hậu Lộc sang. Đúng 24 giờ đêm 18 tháng 8 năm 1945 anh Phạm Minh Thanh và anh Nguyễn Hữu Loan dã chỉ huy 200 tự vệ chiến đấu và một bộ phận Trường quân chính được trang bị giáo mác, gậy gộc và các thứ vũ khí tự tạo bao vây đồn Băng tá (Điền Hộ) cùng với tiếng hô áp đảo của quần chúng nhân dân, trước khí thế cách mạng trời long đất lở bọn địch trong đồn hoảng sợ không giám chống cự. Băng tá ra lệnh hạ vũ khí đầu hàng giao toàn bộ tài liệu vũ khí cho lực lượng cách mạng.
Cũng trong thời gian này tại huyện lỵ Nga Sơn anh Hoàng xung Phong đã chỉ huy khoảng 500 tự vệ vũ trang kéo vào Huyện đường bắt sống Huyện trưởng Cao Xuân Thọ thu toàn bộ ấn tín, tài liệu, súng đạnvà các phương tiện khác. Đến 10 giờ ngày 19 tháng 8 năm 1945 cuộc khởi nghãi từ huyện ở Nga Sơn đến các tổng, các làng đã giành thắng lợi hoàn toàn không đổ máu.
Chính quyền cách mạng ở huyện do ông Phạm Minh Thanh là Chủ tịch. ở Tổng Thạch Giản do ông Hỏa Ngọc Triêm là Chủ tịch. Ở làng Vân Hoàn do ông Nguyễn Hữu Xan làm Chủ tịch và và 4 ủy viên khác : Nguyễn Hữu Nhãn, Nguyễn Hữu Tạo phụ trách quân sự, Lê Văn Liêng phụ trách văn hóa thông tin, Lê Văn Bồn phụ trách tài chính.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 những dòng người già trẻ gái trai tay nắm tay reo hò rộn rã. Đường làng ngõ xóm chặt ních người như ngày trảy hội, nô nức kéo về đình làng dự mít tinh chào mừng Chính phủ Cách mạng lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chào mừng Quốc khánh 02 tháng 9. Với thắng lợi này nhân dân Vân Hoàn nói riêng đã được làm chủ ruộng đồng, sông núi của mình. Cuộc đời đã được sống trong độc lập tự do không còn áp bức bóc lột và bất công, quyết tâm bảo vệ Chính quyền và mọi thành quả cách mạng mới giành được, đoàn kết phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.

PHẦN THỨ HAI
Cuộc đấu tranh giữ vững Chính quyền và cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược năm 1945 – 1954

Cách mạng tháng 8 thành công khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người dân Vân Hoàn cũng như nhân dân cả nước từ thân phận nô lệ trở thành người chủ nhân đất nước vô cùng phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ vàchính quyển Cách mạng. Đoàn kết chiến đấu vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách bắt tay vào xây dựng quê hương, xây dựng cuộc sống mới.
Bên cạnh những thuân lợi là đất nước độc lập, dân tộc tự do nhưng cũng gặp muôn vàn khó khăn. Cơ sở chính quyền và cả hệ thống chính trị chưa được củng cố và xây dựng hoàn chỉnh.
Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Ruộng đất nằm trong tay bon địa chủ phú nông. Cơ sở hạ tầng yếu kém và lạc hậu. Nạn đói đầu năm 1945 còn để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Dịch bệnh nghiêm trọng.
Dân chúng không biết chữ. Đời sống tinh thần thấp kém. Các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong chữa bệnh, ma chay cưới xin rất nặng nề. Theo Hiệp định Pôtxđam tháng 7 năm 1945 ở Miền Bắc quân Tàu Tưởng có 50 vạn quân tràn từ biên giới Việt – Trung đến vĩ tuyến 16 để giải phóng quân Nhật. Theo sau là bọn phản động lưu vong đủ loại.
Ở Miền Nam quân Anh vào núp sau là quân viễn chinh Pháp. Bên trong là bọn địa chủ phong kiến và các đảng phái phản động lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn đã nổi dậy chống phá, nưu đồ lật đổ Chính quyền cách mạng mà nhân dân ta mới giành được. Nhưng nhân dân ta đã tập trung xây dựng hệ thống chính trị, củng cố Chính quyền, tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ và Chỉ thị Kháng chiến - Kiến quốc của Đảng. Củng cố Chính quyền và hệ thống chính trị chống thực dân Pháp xâm lược. Tăng gia sản xuất cứu đói, diệt giặc dốt, bài trừ nội phản, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Chỉ trong thời gian ngắn hệ thống chính trị được củng cố. Đoàn thanh niên, Hội Ohuj nữ đi vào hoạt động có nề nếp. Nam, nữ thanh niên tham gia đội dân quân du kích, phong trào tập võ và huấn luyện quân sự sôi nổi. Lúc đầu có 29 đội viên nay lên 95 đội viên : anh Nghệ, anh Âu, anh Xớn, anh Ngư, anh Khiên, anh Thang, anh Hảnh, chị Nhàn, chị nhạn, chị Cõi, anh Quý, anh Đức, anh Vân, anh Trược, anh Tư …
Tập trung giải quyết nạn đói, xóa bỏ các thứ thuế như : thuấ thân, thuế chợ, thuế đò, bãi bỏ lệ cân xôi gà lượt. Cấp công điền, công thổ cho dân cùng nghèo. Phát động khai hoang phục hóa được 86 mẫu ruộng. Đồng tâm bớt bữa bỏ gạo vào hũ tiết kiệm.
Sau hai tháng các gia đình đem hũ gạo ra đình để cân được 255 kg. Nhà nhiều 46 ống sữa bò như : anh Lạn, anh San, anh Quang … . Nhà ít như : ông Lự, ông Trược cũng được 4 ống sữa bò. Thôn đã cứu giúp cho 4 hộ quá đói như : ông Phô, ông Sẻ, ông Trông, ông Họa … Đi đôi với sản xuất và tiết kiệm là không nấu rượu và chế biến bánh, bún bằng lương thực với khẩu hiệu là : “Uống rượu là uống máu đồng bào”.
Bên cạnh đó hưởng ứng “Tuần lễ Vàng” đã vận động một số gia đình cúng tiến đồ trang sức được 3 đồng cân Vàng của các gia đình : ông Xan, bà Bạ Thảng, ông Quang. Hưởng ứng “Tuần lễ Bạc” xây dựng độc lập được 1 ly hương, 2 con Hạc và 3 chén bằng bạc của gia đình ông Quang. Hưởng ứng “Tuần lễ Đồng” được 115 kg gồm : nồi, mâm, chậu đồng của các gia đình : ông Xan, ông Thuyết, ông Thuốt, ông Trược, ông Triệc. Nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định.
Về văn hóa thành lập Ban Bình dân học vụ do ông Nguyễn Hữu Xan làm Trưởng ban. Tổ giáo viên gồm các anh : anh Cờ, Bằng, Đại, Liên. Các lớp học đặt ở Đình làng, Điếm canh và trong nhà dân. Bàn ghé là cánh cửa ghép lại. Các học viên có già trẻ, gái trai thi đua đi học. Học ngày không đủ, tranh thủ học đêm. Do vậy đến đầu năm 1946 nạn mù chữ cơ bản được thanh toán, được Nha Bình dân học vụ cấp Bằng khen.Phong trào tòng quân rầm rộ trong thanh niên. Phong trào Nam Tiến có anh Tộng, anh Tỉnh, anh Đính, anh Phức, anh Nồng …
Ngày 06 tháng 01 năm 1946 là ngày hội toàn dân nô nức đi bầu cử Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tháng 3 năm 1946 nhân dân tiếp tục đi bàu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng nhân dân xã Long Vân đã họp phiên đầu tiên bàu ra Ủy ban nhân dân. Ông Nguyễn Hữu Xan được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Ông Trác Phó chủ tịch. Ông Nhãn, bà Biều (Lợi Nhân) và ông Miêng là Ủy viên. Ông Truyện là Chủ nhiệm Việt Minh.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh Kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân trong làng đã đào giao thông hào, hầm hố cá nhân, đắp ụ ngăn xe cơ giới địch, rào làng kháng chiến, đặt các điếm canh … theo kiểu làng Cự Lẩm ( Bình Trị Thiên). Vận động nhân dân ủng hộ lương thực thực phẩm nuôi dân quân du kích huấn luyện quân sự được 1.157 kg gạo, 4 con lợn, 20 con gà, 260 kg rau các loại, ủng hộ tiền mua sắm vũ khí là 4.313 đồng. Các gia đình có con gái gả chồng đều thách cưới bằng mìn, tạc đạn để trang bị cho du kích.
Năm 1947 các anh Tạo, Nhãn, Lạn Xước được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương ( Là Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay). Vân Hoàn lúc này có tổ đảng lãnh đạo do anh Nhãn làm tổ trưởng.
Tháng 10 năm 1949 địch nhảy dù xuống Phát Diệm, sau đó chiếm Điền Hộ, Nhân Phú ( Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái ngày nay). Nhân dân trong làng lúc này tập trung gia cố hầm hào, đục tường nhà để thông nhà, thông ngõ, rào làng kháng chiến. Thành lập Hội Bạch đầu quân tuần tra ban ngày xét hỏi người lạ mặt vào làng gồm các ông : ông Toản, ông Quang, ông Duấn, ông Phiệt, ông Thự, ông Khản, ông Thản, ông Kèn …
Lúc này Hội Mẹ Chiến Sỹ cũng ra đời gồm : bà Thơm, bà Hợp, bà Bạ Thảng, bà Hội Hảo, bà Quang, bà Tiêm, bà Thược …
Phong trào thâm canh tăng năng suất phát triển. Thanh niên, phụ nữ nô nức làm phân xanh, phân bùn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất tổng sản lượng lương thực tăng gấp 3 lần so với năm 1946. Ông Nguyễn Duy Duấn được bàu là Chiến sỹ thi đua nông nghiệp tỉnh.
Các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi một bước quan trọng. Phong trào học bổ túc văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh. Thời kỳ này trong làng có hai đội văn nghệ gồm : anh Điếng, anh Thu, anh Điện, anh Tĩnh, anh Lim, anh Ba, anh Biên, bà Thiện, bà Hằng, bà Y, bà Tâm … Hàng quí biểu diễn phục vụ các làng xã.
Thực hiện cuộc vận động giảm tô 25% chia công điền công thổ và ruộng vắng chủ cho dân cày. Ưu tiên các gia đình có con tại ngũ ruộng tốt, ruộng gần. Ủng hộ kháng chiến 6.200kg thóc. Ủng hộ bộ đội địa phương 2.200kg thóc.
Nhân dân Vân Hoàn cũng cưu mang, giúp đỡ nhường cơm, sẻ áo cho đồng bào Yên Mô, Kim Sơn, Yên Khánh (Ninh Bình) và bà con các xã Liên, Điền, Phú Thái bị địch chiếm đóng tản cư vào.
Đào dắp hàng trăm mét khối đất thành lũy dài 4 mét, cao 11,6 mét ở trong đình làng để đặt phân xưởng quân khí sửa chữa vũ khí thông thường như : súng trường, tiểu liên, trung liên và sản xuất mìn, lự đạn phục vụ chiến trường Nga Sơn, Ninh Bình. Năm 1950 Đình làng Vân Hoàn cũng là bệnh viện giã chiến tiền phương của mặt trận Nga Sơn. Các mẹ, các chị luôn có mặt động viên chăm sóc thương bệnh binh như : cơm, cháo, vá may, giặt giũ và chôn cất liệt sỹ.
Tổ chức lực lượng đảm bảo an toàn thành công Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn tại chùa Vân Hoàn và Đại hội Đảng bộ huyện Kim Sơn – Ninh Bình tại đình làng.
Tháng 10 năm 1953 đội giảm tô về xã cuộc đấu tranh hạ uy thế cường hào ác bá giành thắng lợi.
Cũng trong thời gian này nhân dân đã làm 13 khung nhà ba gian bằng tre xoan và hàng ngàn tấm tranh rạ chuyển ra ủng hộ bà con xã Kiên Giáp bị địch càn quét đốt phá.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược làng Vân Hoàn đã 12 đợt dân công có 150 lượt người vận chuyển 22.300 kg lương thực, thực phẩm và vũ khí ra chiến trường, 40 thanh niên nhập ngũ, 7 cán bộ thoát ly có 3 liệt sỹ : Mộng, Dần, Biên. Từ năm 1951 – 1954 thực hiện Luật Thuế Nông nghiệp nhân dân Vân Hoàn đã đóng 4.120kg thóc, đóng đảm phụ quốc phòng 1.924kg thóc. Mua Công phiếu kháng chiến 8.700 đồng.Mua Công trái Quốc gia 1.340 đồng. Ủng hộ lúa khao quân 5.090kgt. Tuần lễ Vàng 3 đồng cân.Tuần lễ Đồng 1 ly hương, 2 con Hạc, 3 chén Bạc và 115 kg Đồng. Ủng hộ bộ đội 2.250kg gạo, 4 con lợn, 35 con gà. Quỹ công lương : 4.780kg. Quỹ quân lương : 1.320kg. Ủng hộ đồng bào xã Kiên Giáp 13 khung nhà tre xoan, tranh. Một số nhà thờ đặt các lớp học của trường Tiểu học, nhiều gia đình giành nhà trên làm kho lương thực suốt 9 năm kháng chiến chịu cảnh sống chật chội dưới vài ba gian bếp đã được Chủ tịch Ủy ban tỉnh tặng Bằng khen.

PHẦN THỨ BA
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gia đoạn 1954 – 1975

Sau ngày hòa bình lập lại giai đoạn 1955 – 1965 là thời kỳ khôi phục kinh tế, xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp.
Đầu năm 1958 cùng với Hợp tác xã Dân Tiến – Nga Trường, Hợp tác xã Đông Nam thôn Vân Hoàn là một trong hai Hợp tác xã đầu tiên của huyện Nga Sơn được xây dựng thí điểm từ thành công ở Hợp tác xã Vân Nam Vân Hoàn do ông Nguyễn Hữu Lạn làm chủ nhiệm với 29 hộ. Từ thành công của Hợp tác xã Vân Nam Vân Hoàn các thôn khác trong xã được chuyển đổi từ các tổ vần công, đổi công lên Hợp tác xã. Giữa năm 1958 Vân Hoàn xây dựng phát triển thêm 3 Hợp tác xã nông nghiệp. Đó là Hợp tác xã Vân Đông do ông Ngô Văn Khoát làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Vân Tây do ông Ngô Văn Mai làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Vân Bắc do ông Nguyễn Hữu Bạt làm chủ nhiệm.
Tháng 6 năm 1959 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ V, Chi bộ xã Nga Lĩnh triển khai nghị quyết Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng và xây dựng Hợp tác xã bậc cao theo phạm vi toàn thôn. Các Hợp tác xã đã lên kế hoạch sản xuất, áp dụng thực hiện “3 khoán”, “3 quản”. Đầu năm 1960 từ bốn Hợp tác xã ở Vân Hoàn sát nhập thành hai Hợp tác xã. Đó là Hợp tác xã Đông Nam do ông Khoát làm chủ nhiệm và Hợp tác xã Tây Bắc do ông Nguyễn Hữu Bạt làm chủ nhiệm.
Cuối năm 1960 hai Hợp tác xã sát nhập lại thành một Hợp tác xã do ông Ngô Văn Khoát làm chủ nhiệm, ông Nguyễn Hữu Khuyến làm bí thư chi bộ. Sau ông Khoát là ông Nguyễn Hữu Điện làm chủ nhiệm. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ về tổ chức và quản lý điều hành sản xuất tập thể nhưng với tinh thần phấn khởi, được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, Đảng ủy, sự nỗ lực sản xuất của Xã viên phong trào thi đua trong Hợp tác xã được đẩy mạnh trong công tác phòng chống thiên tai, bão lụt, hạn hán, nêu cao tinh thần chiến đấu với thiên tai khắc phục mọi khó khăn để phát triển sản xuất ba vụ chiêm, mùa năm 1959 – 1960 đã cho thu hoạch khá năng suất. Vụ Chiêm đạt 110kg/sào. Đời sống xã viên được cải thiện nông dân tin tưởng vào Hợp tác xã, vào chi bộ Đảng lãnh đạo, niềm tin vào chế độ lãnh đạo của Đảng ngày càng sâu đậm bà con xã viên tâm niệm và cùng nhau đoàn kết xây dựng Hợp tác xã.
“… Cầm vàng còn sợ vàng rơi
Vào Hợp tác xã cả đời ấm no
Qua sông có lái, có đò
Ai ơi xin chớ đắn đo ngại ngùng
Ruộng chung thì sức cũng chung
Trăm sông cũng vượt ngàn trùng cũng qua …”
Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Tháng 6 năm 1961 Đảng bộ xã tổ chức Đại hội lần thứ X. Đại hội xác định nhiệm vụ hai năm 1961 – 1963 là củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất, ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao đời sống của nhân dân lên một bước về ăn, mặc và học hành.
Sau Đại hội Chi bộ Vân Hoàn chỉ đạo chặt chẽ sâu sát biết tổ chức phát động phong trào thi đua lao động sản xuất kết quả năng suất bình quân từ 80 – 100kg/sào, bình quân mức ăn tỏng làng đạt 12kg/người/tháng. Hàng năm nhân dân trong làng còn tham gia nghĩa vụ đóng góp lương thực cho Nhà nước 15 – 20 tấn/năm, thực phẩm 4 – 5 tấn thịt lợn hơi/năm.
Tổng kết năm 1964 Hợp tác xã Vân Hoàn được công nhận là Hợp tác xã tiên tiến của tỉnh, ông Lê Văn Phái được đi dự hội nghị điển hình của tỉnh.
Đầu năm 1966 Chi bộ Đảng Vân Hoàn thực hiện Chỉ thị của trên chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
Cuối năm 1964 cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Miền Nam bị sụp đổ hoàn toàn. Đế quốc Mỹ leo thang bằng hai lực lượng không quân và hải quân, đánh phá Miền Bắc XHCN, hòng ngăn chi viện của nhân dân Miền Bắcvới cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Ngày 05 tháng 8 năm 1964 Hòn Nẹ, Lạch Trường Thanh Hóa và một số nơi khác trên Miền Bắc nước ta bị máy bay Mỹ bắn phá dữ dội. Cả dân tộc bước vào thời chiến mới. Nhiệm vụ của người dân Vân Hoàn ùng với nhân dân trong xã lại càng nặng nề hươn bao giờ hết. Hưởng ứng lời kêu giọ của Đảng và Bác Hồ “ Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, Tay súng tay cày, địch đánh ngày, ta làm đêm, nhiều tấm gương lao động giỏi xuất hiện như : ông Tỉnh, ông Quý, ông Trạc, ông Hài, ông Khiên, ông Hàm, ông Tế, ông Nể, ông Phức, ông Chính, bà Quyết, bà Khá, bà Luyến, bà Xuân,bà Họp, bà Ninh, bà Quê, bà Mặc và nhiều người khác.
Phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang” được thấm nhuần sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân Vân Hoàn. Các tiểu đội dân quân ngày đêm huấn luyện ngày đêm tham gia trực chiến bảo vệ cầu Báo Văn, bảo vệ kho tàng của Nhà nước, ở Vân Hoàn có 6 kho thóc, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Những bà mẹ chiến sỹ, những chị em phụ nữ đã đảm đang gánh vác công việc tập thể và gia đình động viên chồng con lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc điển hình như : bà Nhàn, bà Lý, bà Hào, bà Lời, bà Xuân, bà Luyến, bà Khuyển, bà Nhuyên, bà Viện, bà Miên và nhiều hộ gia đình khác. Trong kháng chiến chống Mỹ làng Vân Hoàn cũng như bốn làng khác trong xã Nga Lĩnh có vị trí chiến lược quan trọng có đường sông bao quanh, ngã Ba Tuần là nơi giao tiếp giữa các tuyến đường sông và đường bộ có cầu Báo Văn, núi Vân Hoàn là điểm đóng giữ của chốt đặt pháo 12 ly 7 trực chiến bảo vệ cầu Báo Văn. Do vậy kẻ địch ngày đêm dòm ngó kiểm soát gắt gao và trở thành trọng điểm bắn phá của Không quân Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhân dân Vân Hoàn động viên nhau chuẩn bị tốt công tác phòng tránh an toàn cho nhân dân. Thực hiện khẩn cấp đào đắp hầm, hào, tường lũy. Toàn thôn đào đắp 285 hầm chữ A, 140 hố cá nhân. Phong trào của các cụ phụ lão Diên Hồng trong làng đã trồng hàng ngàn cây xanh trên các tuyến đường giao thông ngoài đồng, các khu vực kho tàng, công sở, khu dân cư, làm che mắt địch để đảm bảo nhân dân sản xuất. Các cụ trong làng là những “Bô lão” của hội nghị Diên Hồng luôn động viên con cháu lên đường đánh Mỹ. Các cụ là những người mẫu mực thực hiện “3 không” “ không nói, không biết, không chỉ” giữ gìn phòng an bảo mật tại quê hương.
Phong trào thanh niên hăng hái lên đường tòng quân giết giặc càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Làng có hàng trăm thanh niên đi bộ đội, tham gia TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Số thanh niên nam sức khỏe hạn chế không tham gia bộ đội, TNXP ở địa phương cùng với thanh niên nữ trong làng tích cực sinh hoạt chi đoàn trực tiếp sản xuất, huấn luyệ dân quân trực chiến sẵn sàng chiến đấu với phương châm “vừa chiến đấu, vừa sản xuất”, “giặc đến là đánh, giặc đi tiếp tục sản xuất”. Phát động phong trào thi đua “Tay cày, tay súng”. Nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh, thâm canh tăng năng suất lúa.
Đầu năm 1966 Đảng ủy chỉ đạo sát nhập 5 Hợp tác xã ở 5 thôn thành 2 hợp tác xã. Làng Vân Hoàn và làng Đồng Đội sát nhập thành Hợp tác xã Quyết Thắng có 399 hộ do ông Phạm Văn Môn đồng Đội làm Chủ nhiệm. Ở Giải Uấn, Hội Kê, Báo Van sát nhập thành một Hợp tác xã Quyết Tâm.
Cuối năm 1973 Hợp tác xã Quyết Thắng và Quyết Tâm sát nhập thành một Hợp tác xã lấy tên là Hợp tác xã nông nghiệp Nga Lĩnh gồm 761 hộ. Đại hội Xã viên bầu bà Nguyễn Thị Tích làm Chủ nhiệm.
Trong 10 năm từ 1965 đến 1975 thực hiện phong trào thi đua do Chính phủ phát động “ Tất cả cho tiền tuyến”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người” Chi bộ đã tập trung chỉ đạo các đoàn thể quần chúng trong làng nỗ lực lao động sản xuất chăn nuôi để đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước, cho tiền tuyến được 650 tấn lương thực, 170 tấn thịt lợn hơi, gia cầm. Động viên tiễn đưa hàng chục thanh niên lên đường nhập ngũ tham gia TNXP, dân công hỏa tuyến, công nhân Thuyền nan.
Trong chiến đấu con em trong làng đã dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc có người được tặng danh hiệu : “Dũng sỹ diệt Mỹ”.
Về văn hóa giáo dục : Trong làng không ngừng phát tiển các em, các cháu đội mũ rơm tới trường và hăng say học tập, nhiều em đã tiến bộ trên mọi lĩnh vực công tác.
Tóm lại : Giai đoạn 1954 – 1975 nhân dân làng Vân Hoàn dưới sự lãnh đạo cảu chi bộ Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là sản xuất ra nhiều của cải vật chất chi viện người và của cho tiền tuyến, xây dựng hậu phương vững mạnh, tổ chức và chiến đấu thắng lợi.
Tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng được cải thiện vững chắc. Thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm được củng cố và nâng cao từng bước.
Kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài và anh dũng của dân tộc năm 1954 – 1975làng Vân Hoàn đã đóng góp cho đất nước những thành tích đáng tự hào trong mọi lĩnh vực. Có 123 bộ đội, 3 công an, 36 thanh niên xung phong, 45 dân công hỏa tuyến, 27 liệt sỹ, 13 thương binh, 6 bệnh binh, 14 thầy cô giáo, 13 y, bác sỹ.
PHẦN THỨ TƯ
Giai đoạn 1975 – 2011

Tổ quốc được độc lập thống nhất cả nước đi lên CNXH, hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nhân dân làng Vân Hoàn cùng với Đảng bộ và nhân dân trong xã bắt tay ngày vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, củng cố lại tổ chức lực lượng sản xuất chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Với truyền thống cần cù chịu khó hăng say lao động sản xuất làm ra của cải vật chất xây dựng quê hương đất nước.
1. Về sản xuất nông nghiệp :
- Cuối năm 1975 đầu năm 1976 Đoàn thanh niên huyện Nga Sơn tổ chức đắp tuyến đường từ Miếu Nhất ra Đầu cầu, đường quai xanh để có đường giao thông đi lại và phòng chắn nước vào xóm làng.
- Năm 1974 đến năm 1978 làng chuyển cống Cầu Ngật ra áp Nga Nhân đào thông kênh từ Mủ Xỉ về Cầu Đá đi cống Đầu Cầu. Năm 1978 Bộ đội Sư đoàn 390 về giúp làng đắp con đường từ cây đá ngõ ông Quế đi ra Đồng Dọng và cùng. Năm 1978 Hợp tác xã nông nghiệp Nga Lĩnh đổi cánh ruộng làng Vân Hoàn ở ( Thanh Lãng Nga Thạch) về cánh Đồng Dọng ngày nay.
- Năm 1981 thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư về khoán sản xuất đến nhóm và người lao động. Tháng 4 năm 1988 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp trực tiếp khoán cho hộ xã viên. Hộ xã viên được tự chủ hoàn toàn về phát triển sản xuất kinh doanh.
- Năm 1991 Hợp tác xã nông nghiệp được chia tách thành 5 Hợp tác xã về làng. hợp tác xã Vân Hoàn do ông Nguyễn Trung Văn làm Chủ nhiệm. Cuối năm 1994 ông Ngô Trường Sơn làm Chủ nhiệm. Năm 1995 Tỉnh ủy nghị quyết 09 về đổi mới Hợp tác xã nông nghiệp chấm dứt 37 năm hoạt động Hợp tác xã 1958 – 1995. Năm 1996 Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Hợp tác xã kiểu mới, Hợp tác xã dịch vụ Nga Lĩnh ngày nay, có chức năng kinh doanh làm dịch vụ các hộ nông dân phát triển sản xuất.
Trải qua từng giai đoạn, từng thời điểm lịch sử chi bộ và nhân dân làng Vân Hoàn luôn luôn tận dụng vào khả năng trí tuệ, công sức lao động mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sử dụng cây con, giống mới áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Các bãi, gò, cồn, đồi núi, ao ngòi đều được khai thác tích cực, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được nhân dân trong làng mở rộng đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ trong làng.
Lương thực từ 100kg đến 120kg ở những năm 1976 nay tăng lên 250kg – 300kg/sào. Nhân dân trong làng tích cực giao nộp thuế cho Nhà nước thực hiện các nghĩa vụ của công dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như : Điện, Đường, Trường, Trạm.
Trong làng đã có nhiều hộ làm nhà cao tầng, nhà mái bằng, nhà ngói khang trang thoáng mát, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất như : Ô tô, công nông, máy cày , máy xát, xe máy, Ti vi …
2. Về tổ chức chính trị :
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng làng có một chi bộ, có thời điểm 6 chi bộ lãnh đạo 6 đội sản xuất, sau sát nhập 3 chi bộ. Năm 1989 đến nay sát nhập thành một chi bộ Vân Hoàn thời điểm 1991 chi bộ có 77 đảng viên nay có 55 đảng viên. Đại hội chi bộ hiện tại nhiệm kỳ 2010 – 2012 bầu 5 đồng chí trong Ban chấp hành chi ủy. Đồng chí Phùng Thị Trí – Bí thư chi bộ kiêm TRưởng ban công tác Mặt trận, đồng chí Nguyễn Hữu Năm phó bí thư – Thôn trưởng.
Các tổ chức chính trị - xã hội trong thôn : chi đoàn thanh niên : chị Nguyễn Thị Huế làm bí thư chi đoàn, chi hội Phụ nữ : chị Nguyễn Thị Dục chi hội trưởng, Chi hội Cựu Chiến Binh ông Nguyễn Hữu Dũng chi hội trưởng, chi hội nông dân ông Nguyễn Duy Tuyên chi hội trưởng, Chi hội Người cao tuổi ông Ngô Văn Cương chi hội trưởng, tổ hưu trí ông Ngô Ngọc Quế tổ trưởng, tổ an ninh bảo vệ ông Nguyễn Hữu Quang tổ trưởng.
3. Về công tác Quốc phòng – An ninh :
Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và bảo vệ Tổ quốc hầu hết thanh niên trong độ tuổi có đủ sức khỏe tiêu chuẩn chính trị, văn hóa đều hăng hái đường nhập ngũ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác an ninh trật tự làng luôn xây dựng một đội an ninh có từ 6 – 10 người thường xuyên phân công tuần tra canh giữ bảo vệ tài sản của nhân dân trong làng cũng như ngoài đồng không để mất mát lớn xảy ra, đồng thời ngăn chặn và xử lý các hành vi cờ bạc, đánh nhau gây mất trật tự trong làng.
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong làng có 3 liệt sỹ.
4. Về văn hóa giáo dục :
Trong làng thuần phong mỹ tục luôn được củng cố, tình làng nghĩa xóm luôn được phát huy, mọi người trong làng sống có tình thương, biết tôn trọng lẽ phải, đoàn kết xóm làng, quan hệ dòng họ luôn được coi trọng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước năm 1994 Đảng ủy chỉ đạo xây dựng làng văn hóa Vân Hoàn là làng văn hóa đầu tiên của xã. Trong làng có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, kinh tế trong làng phát triển nhanh không còn hộ đói, hộ giàu tăng nhanh, xây dựng gia đình văn hóa ấm no hạnh phúc. Đến cuối năm 1987 làng được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận làng tiêu chí làng văn hóa cấp tỉnh.
Làng thường xuyên tổ chức một đội văn nghệ của các đoàn thể lấy lực lượng thanh niên làm nòng cốt, một đội bóng chuyền lấy lực lượng Cựu chiến binh làm nòng cốt, luyện tập hội thao biểu diễn trong dịp lế, Tết và tham gia hội thi ở xã, huyện và sau vụ sản xuất.
Về giáo dục truyền thống của làng được phát huy, con em trong làng được theo học từ Mẫu giáo đến Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, nhiều cháu theo các trường Đại học, Cao đẳng và học nghề, nhiều gia đình có con vượt khó học hành đạt như : gia đình ông Thụ, ông Ngoãn, ông Tiếm, ông Ngô Cương, ông Nhân, bà Hiền, ông Sơn và nhiều gia đình khác.
Tóm lại : Cộng đồng làng văn hóa có lịch sử khá lâu dài mà nổi bật nhất là sau Cách mạng tháng 8 đến nay, nhân dân làng Vân Hoàn có quyền tự hào về truyền thống và bề dày lịch sử cảu mình. Đó là truyền thống yêu nước, yêu quê hương, tương đồng bào, tinh thần lao động sáng tạo bất khuất trong chống giặc ngoại xâm, đoàn kết xóm làng, dòng họ cộng đồng, chi ngọt sẻ bùi, tương thân, tương ái, khát khao vươn tới Chân Thiện Mỹ, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Truyền thống văn hiến, hiếu học, coi trọng hiền tài, có ý chí vượt khó khăn trong đời sống, hiếu nghĩa với cha, mẹ, chăm sóc con cái học hành tiến bộ.
Nhân dân làng Vân Hoàn tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nướ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết tâm xây dựng làng Vân Hoàn trở thành làng văn hóa kiểu mẫu, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có nếp sống văn hóa lành mạnh. Một làng mà ở đó có mọi người biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau luôn có ý chí vươn lên trong lao động sản xuất, học tập, mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh .

Đánh máy lại ngày 04 tháng 10 năm 2015
Người đánh máy : Trịnh Văn Hán


Lịch sử làng Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 15/01/2022 08:10:28 (GMT+7)

Lịch sử làng Vân Hoàn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BCĐ “TDĐKXDĐSVH” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ NGA LĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÀNG VÂN HOÀN

SƠ LƯỢC
Lịch sử truyền thống làng văn hóa Vân Hoàn

PHẦN THỨ NHẤT
Tình hình kinh tế, chính trị xã hội trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945

Làng Vân Hoàn là một trong ba làng văn hóa đầu tiên của huyện Nga Sơn được khai trương xây dựng tháng 8 năm 1994.
Làng Vân Hoàn nằm ở phía Đông Nam xã Nga Lĩnh
Phía đông giáp làng Vi Mỹ (Nga Nhân)
Phía Tây giáp làng Giải Uấn
Phía nam giáp làng Trung Thành ( xã Nga Thạch) và sông Lèn bên kia sông là xã (Liên Lộc và Quang Lộc) thuộc huyện Hậu Lộc.
Phía Bắc giáp làng Đồng Đội.
Diện tích có 129,98 ha, trong đó diện tích canh tác là 74,39 ha ( Hai vụ lúa bằng 38 ha, chuyên màu bằng : 32,5 ha, chân mạ bằng : 1,5 ha, lâm nghiệp : 7,37 ha. Đồi núi tha ma, thổ địa : 14,06 ha, thổ cư là : 11,52 ha. Giao thông thủy lợi : 21,94 ha, ao hồ : 0,9 ha. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào trạm bơm Vực Bà thường bị nước mặn xâm thực. Nguồn nước tiêu phụ thuộc cống Nga Nhân và trạm bơm Nga Thạch, đồng ruộng gập gềnh bậc thang. Đồng sâu bị nước mặn xâm thực, đồng bái bị bạc màu gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Đan số : 1034 khẩu, 330 hộ. Một câu hỏi đặt ra nhưng chưa có lời đáp đó là : Làng Vân Hoàn đông vui trù phú như ngày nay thì làng có từ bao giờ ? Cách đây bao nhiêu năm và người mở đất dụng nghiệp là ai ? Quả là khó ví không có sử sách lưu truyền hoặc có nhưng do biến cố của thời gian đã mất mát thất lạc chỉ còn lại câu ca dao tục ngữ :
Đồn rằng chùa Sỏi lắm tiên
Sông Sỏi lắm cá, Thạch Tuyền lắm Quan
Được lưu truyền trong nhân dân từ xã xưa cho tới nay dân chúng vẫn thường ngân nga và chùa Sỏi là ngôi chùa cổ có sớm nhất ở huyện Nga Sơn, đã được xác nhận trong tập một Lịch sử Đảng bộ Nga Sơn công nhận do Giáo sư Tiến sỹ Trịnh Nhu chỉ đạo biên soạn. Một bằng chứng nữa là danh nho Phạm Sư Mạnh là du khách đầu tiên đến thăm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo Thần Phù và chùa Sùng Nghiêm núi Vân Hoàn. Ông viếng ngôi chùa cổ hoành tráng và trèo lên đỉnh núi ngắm cảnh sông biển trời đất hòa quyện mênh mông đã rung cảm viết một bài phú và bốn câu thơ chữ Hán khắc vào vách đá.
Hồng Phi Hà Nội tạm dịch :
Vươn đến mây xanh chốn Quảng Hàm
Nhìn xuống sóng kình muôn vạn dặm
Trời soi bóng nước, nước lồng non
Ngày 16 tháng 2 năm Nhâm Tý Trần Duệ Tông thứ 3 băn 1372. Nếu tính từ tấm bia được khắc tại chùa đến nay là 639 năm, nhưng chùa có thì mới có du khách đến thăm. Như vậy chùa đã có trước năm 1372 và có dân cư mới có chùa. Từ những lập luận như vậy ta tam thời coi làng Vân Hoàn ngày nay có trên dưới 1000 năm lịch sử và đã trải qua 4 lần đổi tên : làng Sỏi, lang Ô Lỗi, làng Vân Lỗi, Vân Hoàn. Như trên đã nói ruộng đất ít lại chua mặn bạc màu, năng suất sản lượng thấp đã thế lại tập trung vào những nhà khá giả, dư ăn đủ mặc. Người dân đã đi làm rẽ ruộng của bọn giàu có ở làng bên, xã bạn. Cả thôn có 7 ngôi nhà ngói nhưng chủ yếu là nhà thờ Họ. Một chiếc xe đạp cọc cạch của ông Hội Thảo, còn hầu hết là nhà tranh vách đất, với chiếc quại xe cút kít ôm chặt đôi vai chở đá thuê kiếm sống.
Cuối thế kỷ 19, đầu thể kỷ 20 thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Nhà tù nhiều hơn trường học. Trong làng số người đi học không được 1 %, nhưng phần lớn con em gia đình khá giả và bọn Lý Hương. Cả làng có một anh Tú Tài ( Lớp 12 ngày nay là Hữu Loan) người có bằng Prime và sơ học yếu lược có thể đếm trên đầu ngón tay ( Tương đương lớp 3,4 ngày nay). Prime (Lớp 4) anh Liêng, anh Phả; Sơ học Yếu lược ( Lớp 3) , anh Phức, Đính, Cờ, Thích, Bằng, Hảnh. Còn lại trên 99% thất học là nhân dân lao động ốm đau thiếu thuốc, thiếu thầy cứu chữa, trẻ sơ sinh tử vong cao. Tuổi thọ trung bình 36 tuổi, mặt kahcs thực dân Pháp và triều đình phong kiến đặt ra đủ loại sưu, thuế, tô, tức, xeo tức và biết bao tục lệ phải đóng góp đều trút lên đầu người lao động. Người nông dân làm quần quật suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không đủ, cảnh giác, cảnh gác hái là gác miệng bán ruộng, địu con cũng là cảnh thường tình xảy ra trong làng xóm.
Nạn đói năm Ất Dậu năm 1945 đã khắc sâu trong tâm trí người dân Vân Hoàn nói riêng, hàng chụ gia đình có người chếtđói như : gia đình ông Trược, ông Bút, ông Tiểm … cảnh làng xóm tiêu điều dân tình xơ xác, gia đình phân ly phải tha phương cầu thực làm thuê cuốc mướn để sống cho qua ngày đoạn tháng. Nhưng đi đâu, làm gì cho thoát khỏi cảnh đói nghèo cơ cực khi Tổ quốc đang đắm chìm trong màn đêm nô lệ. Thật vậy không có nhục nào bằng nhục mất nước, không có cực nào bằng cực mất tự do và quyền sống tối thiểu của con người. Song sức nén càng nặng sức bật càng căng, nhưng dân ta có bao giờ chịu khuất phục trước uy vũ của kẻ thù. Phong trào đấu tự phát của nhân dân trong làng Vân Hoàn liên tiếp nổ ra chống Pháp và Vua quan phong kiến. Khoảng năm 1886 - 1887 nhân dân trong làng đã bí mật cung cấp tin tức lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân Ba Đình, nhan dân trong làng còn che dấu bảo vệ nuôi dưỡng mẹ, vợ, con của tướng Trần Xuân Soạn và các quan văn thân như ông Lĩnh Trần, Lĩnh Toại, Lĩnh Quýnh thường lui tới để chỉ đạo căn cứ Ba Đình do chủ tướng Đinh Công Tráng và Phạm Bành chỉ huy. Phong trào ủng hộ văn thân sôi nổi. Đầu năm 1939 thực đan Pháp có chủ định về khai thác mỏ Phốt phát ở núi Vân Hoàn, các bô lão trong làng đã vận động nhân dân đắp mộ giả, dựng bia cung quanh chân núi không cho chúng khai thác mỏ giành thắng lợi. Nhưng như người đi trong đêm tối không có ánh đuốc soi đường, các cuộc đấu tranh lại lẻ loi, đơn điệu nên không đem lại kết quả như mong muốn.
Vào đầu thập kỷ 40 của Thế kỷ 20 nhân dân làng Vân Hoàn mới tiếp nhận được ánh sáng cách mạng, anh Nguyễn Hữu Loan là người Vân Hoàn đang dạy học ở trường Mít xông ở Thị xã Thanh Hóa, cơ sở cách mạng trong nhà trường bị lộ, nhà trường liên tục tục bị vây ráp khám xét và theo dõi chặt chẽ luôn bị bắt bớ, khủng bố. Anh Loan là người của tổ chức Việt Minh đã trốn thoát trở về Vân Hoàn tạm lánh. Sau một thời gian xem xét nắm tình hình trong làng, ngoài xã, tình hình địch ta, anh Loan đã liên lạc với anh Phạm Minh Thanh (Nga Thanh). Hai anh đã bàn định kế hoạch tuyên truyền, vận động quần chúng nắm chắc các đối tượng nhất là trong lực lượng Thanh niên để phát triển hội viên Việt Minh. Xây dựng tổ chức Việt Minh ở Vân Hoàn. Cũng từ đó quan hệ giữa Nga Thanh và Vân Hoàn phát triển gắn bó trong đường dây cách mạng. Địa điểm liên lạc và nơi ẩn náu của cán bộ cách mạng cấp trên về công tác lúc này là tại đình làng Chí Đức xã Nga Thanh.
Phong trào Việt Minh phát trtieenr sâu rộng trong nhân dân tập hợp quần chúng đứng lên đấu tranh đòi cơm no áo ấm và kêu gọi ủng hộ Trung Hoa kháng Nhật, cải cách hương thôn nh : Tổ chức dạy chữ Quốc Ngữ, xóa bỏ một số tục lệ nh : Xôi Cân, Cà lượt, bánh dày lợn sống …
Tháng 2 năm 1943 cán bộ của tỉnh về tổ chức một cuộc mít tinh tại Nghè Thượng ( Làng Thượng – Nga Thắng) có tới 200 người dự, trong đó Vân Hoàn có anh Loan, anh Tạo, anh Nhãn.
Sau cuộc mít tinh niềm tin của hội viên được củng cố quyết tâm cao hơn phong trào quần chúng qua các đợt tuyên truyền giác ngộ và đã được thử thách qua các cuộc đấu tranh đã vững vàng tin tưởng hơn.
Trước khí thế cách mạng đang lên như triều dâng, thác đổ. Bọn địch điên cuồng lồng lộn tăng cường vây ráp khám xét bắt bớ khủng bổ triền miên. Để bưng nít tai mắt địch giữ vững khí thế phong trào bảo vệ được cơ sở cách mạng, tổ Việt Minh Vân Hoàn tuyên truyền phát triển hội viên cũng thân trọng và cẩn thận hơn. Lúc này anh Loan đã bí mật tuyên truyền và tuyển lựa một số người thân trong tộc thuộc và bầu bạn có xu hướng tiến bộ, yêu nước để giao nhiệm vụthử thách như : anh Tạo, anh Nhãn. Ngày 10 tháng 9 năm 1943 lễ kết nạp hội viên Việt Minh lần đầu tiên ở Vân Hoàn tại nhà anh Tạo cho hai người là : anh Tạo, anh Nhãn có anh Thanh và anh Loan dự. Sau đó phát triển thêm các anh Mộng, anh Liêng, anh Bồn, anh Phức đưa tổng số hội viên ở Vân Hoàn lên 7 người và tổ chức tuyên thệ tại cây bàng Nghè Miếu Nhất (phía Đông núi Vân Hoàn).
Tổ Việt Minh Vân Hoàn tổ chức in truyền đơn, áp phích bằng đá li tô trước đạt ở nhà ông Xớn, sau thấy gần đường cái dễ bị lộ nên đã chuyển vào nhà anh Liêng.
Nội dung là chống giặc Pháp, Nhật thu thóc, chống địch bắt đi phu làm sân bay Lai Thành, kể tội ác của bọn Pháp, Nhật. Kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi giảm tô, cao thuế nặng, đòi các nhà giàu không được cho vay nặng lãi, không cho mua lúa non của người nghèo được phân phát cho nhân dân và dán ở nhưng nơi đông người qua lại. Tổ đã rèn được 6 con dao găm, giao cho mỗi người một con để tự vệ khi cần thiết, đồng thời vận động trai tráng trong làng đi làm thuê xa để khỏi phải bắt đi làm sân bay.
Các chủ trương của tổ Việt Minh đề ra được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, bọn ngũ hương trong làng và những gia đình có máu mặt trong làng cũng phải kiêng nể không dám hách dịch dọa nạt dân như trước.
Các tục lệ lạc hậu cũng được giảm dần uy tín của tổ Việt Minh trong làng cũng được nâng lên.
Mặc dầu kẻ địch điên cuồng khủng bố đàn áp trong xã có hội viên bị bắt, song tổ Việt Minh Vân Hoàn vẫn bền bỉ hoạt động gây được thanh thế trong quần chúng, áp đảo được bọn ngữ hương trong làng như bọn chúng bắt mỗi hương ẩm phải nộp 5 hào để nộp về huyện xây dựng trường cho con em chúng học tập. Tổ đã vận động nhân dân không nộp, bọn chúng cũng pahir bó tay không thu được đồng nào bị quan trên trách quở.
Tháng 4 năm 1944 đồng chí Trịnh Ngọc Diệp về Nga Sơn triệu tập hội nghị bàn biện pháp gây dựng củng cố lại phong trào bảo vệ cơ sở cách mạng. Lúc này khí thế cách mạng ở Vân Hoàn được nhân lên gấp bội. Các hội viên được phân công đi dán áp phích truyền đơn với nội dung ủng hộ Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập tự do, không đi thu và bán lúa cho Nhật, không cho Nhật nhổ lúa trồng đay ở khắp các ngả đường trong thôn và cử một bộ phận đem truyền đơn, áp phích xuống dán ở đình Si Đông, Si Đoài, Ngã Tư Sy và đình Hậu Trạch.
Tháng 10 năm 1944 cũng anh Diệp về truyền đạt Nghị quyết Đại hội tỉnh và tình hình cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2, cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô đang dần giành thắng lợi to lớn. Số phận Phát xít Đức sắp bị kết liễu. Ở Đông Dương quân Nhật đang chuẩn bị lật đổ Pháp để đòi chiếm Đông Dương. Do vậy Thường vụ Trung ương kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi thù chung, kêu gọi nhân dân ủng hộ tiền, lúa vào quỹ sắm vũ khí để đánh đuổi quân Nhật, Pháp giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Sau hội nghị này khí thế cách mạng sục sôi trong làng Vân Hoàn nhiều thanh niên xung phong vào đội tự vệ, nhiều người ủng hộ tiền lúa vào quỹ mua sắm vũ khí. Số lượng hội viên phát triển thêm anh Quý, anh Đính, anh Duyến, anh Hảnh, anh Cộng, anh Loại … và số tiền ủng hộ đã mua được 20 con kiếm, mã tấu, mác Lào.
Đầu năm 1945 phong trào Việt Minh đã phát triển mạnh cả số lượng, chất lượng. Số hội viên ở Vân Hoàn đã lên 49 người khí thế cách mạng rầm rộ sôi nổi, Chính quyền của bọn thực dân phong kiến đã rệu rạo kém hiệu lực.
Ngày 12 tháng 3 năm 1945 Thường vụ Trung ương đã có Chỉ thị lịch sử
“ Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Chỉ thị của Trung ương là tiếng kèn xung trận thôi thúc toàn Đảng, toàn dân vùng đứng lên dành chính quyền về tay công nông.
Nội dung Chỉ thị của Trung ương được nhanh chóng truyền đạt đến các cơ sở Việt Minh. Do vậy công cuộc chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa được chuẩn bị rất khẩn trương. Trong làng sôi sục khí thế cách mạng.
Sau cuộc đảo chính của Nhật các phần tử phản động công khai hoạt động ra sức tuyên truyền cho chế độ độc lập, giả hiệu của Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Bọn Lý Hào cấu kết với bọn phản động rình mò chỉ điểm cho Nhật chống phá cách mạng. Mặt khác do chính sách vơ vét bóc lột của Pháp, Nhật và bọn vua quan phong kiến nạn đói uy hiếp nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Trước tình hình đó tổ Việt Minh trong làng đã tăng cường giáo dục quần chúng làm cho họ thấy rõ nguyên nhân của nạn đói nghèo và chết chóc, tổ chức quần chúng đấu tranh và bảo vệ lúa màu không để lọt vào tay Nhật. Tổ chức cứu đói cho dân, vận động nhà giàu cho dân vay thóc, không nộp thuế cho Nhật, đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện cho tổng khởi nghĩa giành Chính quyền.
Trong làng đã tổ chức được Hội Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc. Tổ chức bảo an đoàn thực chất là đội Tự vệ cứu quốc gồm 30 người, tổ chức rào làng, ngày đêm tuần tra canh gác xét hỏi người là mặt ra vào trong làng và đóng góp rèn thêm được 40 con kiếm, mác Lào để trang bị cho hội viên Việt Minh và Bảo an đoàn. Giọ Lý trưởng đến tuyên bố cho thu thuế nhưng không nộp về huyện. Nhà nào khó khăn thì không thu. Trong khi đó anh Loan đã dẫn một đoàn của làng lên huyện khất thuế, bọn quan lại đã phải nhượng bộ. Đến khi giành được Chính quyền, Lý trưởng Vân Hoàn đã đem 1650 đồng bạc Đông Dương trả lại cho dân, số tiền và thóc đã làm dụng tiêu xài phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, bàn ghế cho làng.
Bảo an làng đã phối hợp với lực lượng của Đồng Đội đánh tên phó tổng Hỏa Ngọc Vân về đốc thuế tại Cầu Đá( Giáp Nga Nhân).
Vụ chiêm năm 1945 nhân dân phải nộp thuế. Đầu tháng 8 năm 1945 có Chỉ thị của trên lực lượng Tự vệ và Bảo an đoàn Vân Hoàn đã tập trung ở Vườn Trai cùng các thôn khác trong xã để học quân sự và võ thuật. Lớp huấn luyện này do anh Loan và anh Thanh phụ trách. Tập ở Vườn Trai được 7 ngày thì chuyển lên tập ở Đồng Đội.
Phong trào quần chúng lúc này thật sôi động khí thế chuẩn bị khởi nghĩa rầm rộ. Trong thôn xóm trẻ huấn luyện tập tành bố phòng canh gác, già chuẩn bị lương thực, vót cung tên. Đường làng ngõ xóm rộn rã tiếng hát hò :
Nào anh em hùng binh
Liều thân cho nòi giống
Ta quyết chí hy sinh
Nào anh em hùng binh
Chẳng khác gì ngày hội lôi kéo cả một số Lý Hương trong làng vào cuộc.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945 Ủy ban khởi nghĩa Nga Sơn được thành lập tại làng Thượng Nga Thắng do anh Hoàng Xung Phong làm Trưởng ban. Hội nghị đã quyết định đúng 24 giờ ngày 18 tháng 8 năm 1945 khởi nghĩa, mục tiêu là lấy Huyện lỵ và đồn Điền Hộ.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945 tổ Việt Minh Vân Hoàn nhận được lệnh mỗi hội viên phải chuẩn bị một bữa ăn mang theo vũ khí, trang phục cần thiết ai không có vũ khí thì đem theo thừng gậy, sẵn sàng chờ lệnh là lên đường,
Tối 18 tháng 8 năm 1945 nhận được lệnh khởi nghãi của Ủy ban khởi nghĩa Nga Sơn. Theo kế hoạch đã vạch sẵn lực lượng đánh chiếm Điền Hộ gồm các đội Tự vệ Vân Hoàn, Tam Tổng, Bạch Câu ngoại thôn tập trung tại sau nhà ông Tần Trọng ( Nga Liên), riêng Vân Hoàn được cử một Tiểu đội do anh Nguyễn Hữu Phức phụ trách phục tại Đò Thắm để ngăn chặn và đánh quân tiếp viện của tỉnh và Hậu Lộc sang. Đúng 24 giờ đêm 18 tháng 8 năm 1945 anh Phạm Minh Thanh và anh Nguyễn Hữu Loan dã chỉ huy 200 tự vệ chiến đấu và một bộ phận Trường quân chính được trang bị giáo mác, gậy gộc và các thứ vũ khí tự tạo bao vây đồn Băng tá (Điền Hộ) cùng với tiếng hô áp đảo của quần chúng nhân dân, trước khí thế cách mạng trời long đất lở bọn địch trong đồn hoảng sợ không giám chống cự. Băng tá ra lệnh hạ vũ khí đầu hàng giao toàn bộ tài liệu vũ khí cho lực lượng cách mạng.
Cũng trong thời gian này tại huyện lỵ Nga Sơn anh Hoàng xung Phong đã chỉ huy khoảng 500 tự vệ vũ trang kéo vào Huyện đường bắt sống Huyện trưởng Cao Xuân Thọ thu toàn bộ ấn tín, tài liệu, súng đạnvà các phương tiện khác. Đến 10 giờ ngày 19 tháng 8 năm 1945 cuộc khởi nghãi từ huyện ở Nga Sơn đến các tổng, các làng đã giành thắng lợi hoàn toàn không đổ máu.
Chính quyền cách mạng ở huyện do ông Phạm Minh Thanh là Chủ tịch. ở Tổng Thạch Giản do ông Hỏa Ngọc Triêm là Chủ tịch. Ở làng Vân Hoàn do ông Nguyễn Hữu Xan làm Chủ tịch và và 4 ủy viên khác : Nguyễn Hữu Nhãn, Nguyễn Hữu Tạo phụ trách quân sự, Lê Văn Liêng phụ trách văn hóa thông tin, Lê Văn Bồn phụ trách tài chính.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 những dòng người già trẻ gái trai tay nắm tay reo hò rộn rã. Đường làng ngõ xóm chặt ních người như ngày trảy hội, nô nức kéo về đình làng dự mít tinh chào mừng Chính phủ Cách mạng lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chào mừng Quốc khánh 02 tháng 9. Với thắng lợi này nhân dân Vân Hoàn nói riêng đã được làm chủ ruộng đồng, sông núi của mình. Cuộc đời đã được sống trong độc lập tự do không còn áp bức bóc lột và bất công, quyết tâm bảo vệ Chính quyền và mọi thành quả cách mạng mới giành được, đoàn kết phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.

PHẦN THỨ HAI
Cuộc đấu tranh giữ vững Chính quyền và cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược năm 1945 – 1954

Cách mạng tháng 8 thành công khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người dân Vân Hoàn cũng như nhân dân cả nước từ thân phận nô lệ trở thành người chủ nhân đất nước vô cùng phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ vàchính quyển Cách mạng. Đoàn kết chiến đấu vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách bắt tay vào xây dựng quê hương, xây dựng cuộc sống mới.
Bên cạnh những thuân lợi là đất nước độc lập, dân tộc tự do nhưng cũng gặp muôn vàn khó khăn. Cơ sở chính quyền và cả hệ thống chính trị chưa được củng cố và xây dựng hoàn chỉnh.
Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Ruộng đất nằm trong tay bon địa chủ phú nông. Cơ sở hạ tầng yếu kém và lạc hậu. Nạn đói đầu năm 1945 còn để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Dịch bệnh nghiêm trọng.
Dân chúng không biết chữ. Đời sống tinh thần thấp kém. Các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong chữa bệnh, ma chay cưới xin rất nặng nề. Theo Hiệp định Pôtxđam tháng 7 năm 1945 ở Miền Bắc quân Tàu Tưởng có 50 vạn quân tràn từ biên giới Việt – Trung đến vĩ tuyến 16 để giải phóng quân Nhật. Theo sau là bọn phản động lưu vong đủ loại.
Ở Miền Nam quân Anh vào núp sau là quân viễn chinh Pháp. Bên trong là bọn địa chủ phong kiến và các đảng phái phản động lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn đã nổi dậy chống phá, nưu đồ lật đổ Chính quyền cách mạng mà nhân dân ta mới giành được. Nhưng nhân dân ta đã tập trung xây dựng hệ thống chính trị, củng cố Chính quyền, tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ và Chỉ thị Kháng chiến - Kiến quốc của Đảng. Củng cố Chính quyền và hệ thống chính trị chống thực dân Pháp xâm lược. Tăng gia sản xuất cứu đói, diệt giặc dốt, bài trừ nội phản, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
Chỉ trong thời gian ngắn hệ thống chính trị được củng cố. Đoàn thanh niên, Hội Ohuj nữ đi vào hoạt động có nề nếp. Nam, nữ thanh niên tham gia đội dân quân du kích, phong trào tập võ và huấn luyện quân sự sôi nổi. Lúc đầu có 29 đội viên nay lên 95 đội viên : anh Nghệ, anh Âu, anh Xớn, anh Ngư, anh Khiên, anh Thang, anh Hảnh, chị Nhàn, chị nhạn, chị Cõi, anh Quý, anh Đức, anh Vân, anh Trược, anh Tư …
Tập trung giải quyết nạn đói, xóa bỏ các thứ thuế như : thuấ thân, thuế chợ, thuế đò, bãi bỏ lệ cân xôi gà lượt. Cấp công điền, công thổ cho dân cùng nghèo. Phát động khai hoang phục hóa được 86 mẫu ruộng. Đồng tâm bớt bữa bỏ gạo vào hũ tiết kiệm.
Sau hai tháng các gia đình đem hũ gạo ra đình để cân được 255 kg. Nhà nhiều 46 ống sữa bò như : anh Lạn, anh San, anh Quang … . Nhà ít như : ông Lự, ông Trược cũng được 4 ống sữa bò. Thôn đã cứu giúp cho 4 hộ quá đói như : ông Phô, ông Sẻ, ông Trông, ông Họa … Đi đôi với sản xuất và tiết kiệm là không nấu rượu và chế biến bánh, bún bằng lương thực với khẩu hiệu là : “Uống rượu là uống máu đồng bào”.
Bên cạnh đó hưởng ứng “Tuần lễ Vàng” đã vận động một số gia đình cúng tiến đồ trang sức được 3 đồng cân Vàng của các gia đình : ông Xan, bà Bạ Thảng, ông Quang. Hưởng ứng “Tuần lễ Bạc” xây dựng độc lập được 1 ly hương, 2 con Hạc và 3 chén bằng bạc của gia đình ông Quang. Hưởng ứng “Tuần lễ Đồng” được 115 kg gồm : nồi, mâm, chậu đồng của các gia đình : ông Xan, ông Thuyết, ông Thuốt, ông Trược, ông Triệc. Nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định.
Về văn hóa thành lập Ban Bình dân học vụ do ông Nguyễn Hữu Xan làm Trưởng ban. Tổ giáo viên gồm các anh : anh Cờ, Bằng, Đại, Liên. Các lớp học đặt ở Đình làng, Điếm canh và trong nhà dân. Bàn ghé là cánh cửa ghép lại. Các học viên có già trẻ, gái trai thi đua đi học. Học ngày không đủ, tranh thủ học đêm. Do vậy đến đầu năm 1946 nạn mù chữ cơ bản được thanh toán, được Nha Bình dân học vụ cấp Bằng khen.Phong trào tòng quân rầm rộ trong thanh niên. Phong trào Nam Tiến có anh Tộng, anh Tỉnh, anh Đính, anh Phức, anh Nồng …
Ngày 06 tháng 01 năm 1946 là ngày hội toàn dân nô nức đi bầu cử Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tháng 3 năm 1946 nhân dân tiếp tục đi bàu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng nhân dân xã Long Vân đã họp phiên đầu tiên bàu ra Ủy ban nhân dân. Ông Nguyễn Hữu Xan được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Ông Trác Phó chủ tịch. Ông Nhãn, bà Biều (Lợi Nhân) và ông Miêng là Ủy viên. Ông Truyện là Chủ nhiệm Việt Minh.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh Kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân trong làng đã đào giao thông hào, hầm hố cá nhân, đắp ụ ngăn xe cơ giới địch, rào làng kháng chiến, đặt các điếm canh … theo kiểu làng Cự Lẩm ( Bình Trị Thiên). Vận động nhân dân ủng hộ lương thực thực phẩm nuôi dân quân du kích huấn luyện quân sự được 1.157 kg gạo, 4 con lợn, 20 con gà, 260 kg rau các loại, ủng hộ tiền mua sắm vũ khí là 4.313 đồng. Các gia đình có con gái gả chồng đều thách cưới bằng mìn, tạc đạn để trang bị cho du kích.
Năm 1947 các anh Tạo, Nhãn, Lạn Xước được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương ( Là Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay). Vân Hoàn lúc này có tổ đảng lãnh đạo do anh Nhãn làm tổ trưởng.
Tháng 10 năm 1949 địch nhảy dù xuống Phát Diệm, sau đó chiếm Điền Hộ, Nhân Phú ( Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái ngày nay). Nhân dân trong làng lúc này tập trung gia cố hầm hào, đục tường nhà để thông nhà, thông ngõ, rào làng kháng chiến. Thành lập Hội Bạch đầu quân tuần tra ban ngày xét hỏi người lạ mặt vào làng gồm các ông : ông Toản, ông Quang, ông Duấn, ông Phiệt, ông Thự, ông Khản, ông Thản, ông Kèn …
Lúc này Hội Mẹ Chiến Sỹ cũng ra đời gồm : bà Thơm, bà Hợp, bà Bạ Thảng, bà Hội Hảo, bà Quang, bà Tiêm, bà Thược …
Phong trào thâm canh tăng năng suất phát triển. Thanh niên, phụ nữ nô nức làm phân xanh, phân bùn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất tổng sản lượng lương thực tăng gấp 3 lần so với năm 1946. Ông Nguyễn Duy Duấn được bàu là Chiến sỹ thi đua nông nghiệp tỉnh.
Các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi một bước quan trọng. Phong trào học bổ túc văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh. Thời kỳ này trong làng có hai đội văn nghệ gồm : anh Điếng, anh Thu, anh Điện, anh Tĩnh, anh Lim, anh Ba, anh Biên, bà Thiện, bà Hằng, bà Y, bà Tâm … Hàng quí biểu diễn phục vụ các làng xã.
Thực hiện cuộc vận động giảm tô 25% chia công điền công thổ và ruộng vắng chủ cho dân cày. Ưu tiên các gia đình có con tại ngũ ruộng tốt, ruộng gần. Ủng hộ kháng chiến 6.200kg thóc. Ủng hộ bộ đội địa phương 2.200kg thóc.
Nhân dân Vân Hoàn cũng cưu mang, giúp đỡ nhường cơm, sẻ áo cho đồng bào Yên Mô, Kim Sơn, Yên Khánh (Ninh Bình) và bà con các xã Liên, Điền, Phú Thái bị địch chiếm đóng tản cư vào.
Đào dắp hàng trăm mét khối đất thành lũy dài 4 mét, cao 11,6 mét ở trong đình làng để đặt phân xưởng quân khí sửa chữa vũ khí thông thường như : súng trường, tiểu liên, trung liên và sản xuất mìn, lự đạn phục vụ chiến trường Nga Sơn, Ninh Bình. Năm 1950 Đình làng Vân Hoàn cũng là bệnh viện giã chiến tiền phương của mặt trận Nga Sơn. Các mẹ, các chị luôn có mặt động viên chăm sóc thương bệnh binh như : cơm, cháo, vá may, giặt giũ và chôn cất liệt sỹ.
Tổ chức lực lượng đảm bảo an toàn thành công Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn tại chùa Vân Hoàn và Đại hội Đảng bộ huyện Kim Sơn – Ninh Bình tại đình làng.
Tháng 10 năm 1953 đội giảm tô về xã cuộc đấu tranh hạ uy thế cường hào ác bá giành thắng lợi.
Cũng trong thời gian này nhân dân đã làm 13 khung nhà ba gian bằng tre xoan và hàng ngàn tấm tranh rạ chuyển ra ủng hộ bà con xã Kiên Giáp bị địch càn quét đốt phá.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược làng Vân Hoàn đã 12 đợt dân công có 150 lượt người vận chuyển 22.300 kg lương thực, thực phẩm và vũ khí ra chiến trường, 40 thanh niên nhập ngũ, 7 cán bộ thoát ly có 3 liệt sỹ : Mộng, Dần, Biên. Từ năm 1951 – 1954 thực hiện Luật Thuế Nông nghiệp nhân dân Vân Hoàn đã đóng 4.120kg thóc, đóng đảm phụ quốc phòng 1.924kg thóc. Mua Công phiếu kháng chiến 8.700 đồng.Mua Công trái Quốc gia 1.340 đồng. Ủng hộ lúa khao quân 5.090kgt. Tuần lễ Vàng 3 đồng cân.Tuần lễ Đồng 1 ly hương, 2 con Hạc, 3 chén Bạc và 115 kg Đồng. Ủng hộ bộ đội 2.250kg gạo, 4 con lợn, 35 con gà. Quỹ công lương : 4.780kg. Quỹ quân lương : 1.320kg. Ủng hộ đồng bào xã Kiên Giáp 13 khung nhà tre xoan, tranh. Một số nhà thờ đặt các lớp học của trường Tiểu học, nhiều gia đình giành nhà trên làm kho lương thực suốt 9 năm kháng chiến chịu cảnh sống chật chội dưới vài ba gian bếp đã được Chủ tịch Ủy ban tỉnh tặng Bằng khen.

PHẦN THỨ BA
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gia đoạn 1954 – 1975

Sau ngày hòa bình lập lại giai đoạn 1955 – 1965 là thời kỳ khôi phục kinh tế, xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp.
Đầu năm 1958 cùng với Hợp tác xã Dân Tiến – Nga Trường, Hợp tác xã Đông Nam thôn Vân Hoàn là một trong hai Hợp tác xã đầu tiên của huyện Nga Sơn được xây dựng thí điểm từ thành công ở Hợp tác xã Vân Nam Vân Hoàn do ông Nguyễn Hữu Lạn làm chủ nhiệm với 29 hộ. Từ thành công của Hợp tác xã Vân Nam Vân Hoàn các thôn khác trong xã được chuyển đổi từ các tổ vần công, đổi công lên Hợp tác xã. Giữa năm 1958 Vân Hoàn xây dựng phát triển thêm 3 Hợp tác xã nông nghiệp. Đó là Hợp tác xã Vân Đông do ông Ngô Văn Khoát làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Vân Tây do ông Ngô Văn Mai làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Vân Bắc do ông Nguyễn Hữu Bạt làm chủ nhiệm.
Tháng 6 năm 1959 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ V, Chi bộ xã Nga Lĩnh triển khai nghị quyết Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng và xây dựng Hợp tác xã bậc cao theo phạm vi toàn thôn. Các Hợp tác xã đã lên kế hoạch sản xuất, áp dụng thực hiện “3 khoán”, “3 quản”. Đầu năm 1960 từ bốn Hợp tác xã ở Vân Hoàn sát nhập thành hai Hợp tác xã. Đó là Hợp tác xã Đông Nam do ông Khoát làm chủ nhiệm và Hợp tác xã Tây Bắc do ông Nguyễn Hữu Bạt làm chủ nhiệm.
Cuối năm 1960 hai Hợp tác xã sát nhập lại thành một Hợp tác xã do ông Ngô Văn Khoát làm chủ nhiệm, ông Nguyễn Hữu Khuyến làm bí thư chi bộ. Sau ông Khoát là ông Nguyễn Hữu Điện làm chủ nhiệm. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ về tổ chức và quản lý điều hành sản xuất tập thể nhưng với tinh thần phấn khởi, được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, Đảng ủy, sự nỗ lực sản xuất của Xã viên phong trào thi đua trong Hợp tác xã được đẩy mạnh trong công tác phòng chống thiên tai, bão lụt, hạn hán, nêu cao tinh thần chiến đấu với thiên tai khắc phục mọi khó khăn để phát triển sản xuất ba vụ chiêm, mùa năm 1959 – 1960 đã cho thu hoạch khá năng suất. Vụ Chiêm đạt 110kg/sào. Đời sống xã viên được cải thiện nông dân tin tưởng vào Hợp tác xã, vào chi bộ Đảng lãnh đạo, niềm tin vào chế độ lãnh đạo của Đảng ngày càng sâu đậm bà con xã viên tâm niệm và cùng nhau đoàn kết xây dựng Hợp tác xã.
“… Cầm vàng còn sợ vàng rơi
Vào Hợp tác xã cả đời ấm no
Qua sông có lái, có đò
Ai ơi xin chớ đắn đo ngại ngùng
Ruộng chung thì sức cũng chung
Trăm sông cũng vượt ngàn trùng cũng qua …”
Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Tháng 6 năm 1961 Đảng bộ xã tổ chức Đại hội lần thứ X. Đại hội xác định nhiệm vụ hai năm 1961 – 1963 là củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất, ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao đời sống của nhân dân lên một bước về ăn, mặc và học hành.
Sau Đại hội Chi bộ Vân Hoàn chỉ đạo chặt chẽ sâu sát biết tổ chức phát động phong trào thi đua lao động sản xuất kết quả năng suất bình quân từ 80 – 100kg/sào, bình quân mức ăn tỏng làng đạt 12kg/người/tháng. Hàng năm nhân dân trong làng còn tham gia nghĩa vụ đóng góp lương thực cho Nhà nước 15 – 20 tấn/năm, thực phẩm 4 – 5 tấn thịt lợn hơi/năm.
Tổng kết năm 1964 Hợp tác xã Vân Hoàn được công nhận là Hợp tác xã tiên tiến của tỉnh, ông Lê Văn Phái được đi dự hội nghị điển hình của tỉnh.
Đầu năm 1966 Chi bộ Đảng Vân Hoàn thực hiện Chỉ thị của trên chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
Cuối năm 1964 cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở Miền Nam bị sụp đổ hoàn toàn. Đế quốc Mỹ leo thang bằng hai lực lượng không quân và hải quân, đánh phá Miền Bắc XHCN, hòng ngăn chi viện của nhân dân Miền Bắcvới cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Ngày 05 tháng 8 năm 1964 Hòn Nẹ, Lạch Trường Thanh Hóa và một số nơi khác trên Miền Bắc nước ta bị máy bay Mỹ bắn phá dữ dội. Cả dân tộc bước vào thời chiến mới. Nhiệm vụ của người dân Vân Hoàn ùng với nhân dân trong xã lại càng nặng nề hươn bao giờ hết. Hưởng ứng lời kêu giọ của Đảng và Bác Hồ “ Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, Tay súng tay cày, địch đánh ngày, ta làm đêm, nhiều tấm gương lao động giỏi xuất hiện như : ông Tỉnh, ông Quý, ông Trạc, ông Hài, ông Khiên, ông Hàm, ông Tế, ông Nể, ông Phức, ông Chính, bà Quyết, bà Khá, bà Luyến, bà Xuân,bà Họp, bà Ninh, bà Quê, bà Mặc và nhiều người khác.
Phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang” được thấm nhuần sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân Vân Hoàn. Các tiểu đội dân quân ngày đêm huấn luyện ngày đêm tham gia trực chiến bảo vệ cầu Báo Văn, bảo vệ kho tàng của Nhà nước, ở Vân Hoàn có 6 kho thóc, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Những bà mẹ chiến sỹ, những chị em phụ nữ đã đảm đang gánh vác công việc tập thể và gia đình động viên chồng con lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc điển hình như : bà Nhàn, bà Lý, bà Hào, bà Lời, bà Xuân, bà Luyến, bà Khuyển, bà Nhuyên, bà Viện, bà Miên và nhiều hộ gia đình khác. Trong kháng chiến chống Mỹ làng Vân Hoàn cũng như bốn làng khác trong xã Nga Lĩnh có vị trí chiến lược quan trọng có đường sông bao quanh, ngã Ba Tuần là nơi giao tiếp giữa các tuyến đường sông và đường bộ có cầu Báo Văn, núi Vân Hoàn là điểm đóng giữ của chốt đặt pháo 12 ly 7 trực chiến bảo vệ cầu Báo Văn. Do vậy kẻ địch ngày đêm dòm ngó kiểm soát gắt gao và trở thành trọng điểm bắn phá của Không quân Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhân dân Vân Hoàn động viên nhau chuẩn bị tốt công tác phòng tránh an toàn cho nhân dân. Thực hiện khẩn cấp đào đắp hầm, hào, tường lũy. Toàn thôn đào đắp 285 hầm chữ A, 140 hố cá nhân. Phong trào của các cụ phụ lão Diên Hồng trong làng đã trồng hàng ngàn cây xanh trên các tuyến đường giao thông ngoài đồng, các khu vực kho tàng, công sở, khu dân cư, làm che mắt địch để đảm bảo nhân dân sản xuất. Các cụ trong làng là những “Bô lão” của hội nghị Diên Hồng luôn động viên con cháu lên đường đánh Mỹ. Các cụ là những người mẫu mực thực hiện “3 không” “ không nói, không biết, không chỉ” giữ gìn phòng an bảo mật tại quê hương.
Phong trào thanh niên hăng hái lên đường tòng quân giết giặc càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Làng có hàng trăm thanh niên đi bộ đội, tham gia TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Số thanh niên nam sức khỏe hạn chế không tham gia bộ đội, TNXP ở địa phương cùng với thanh niên nữ trong làng tích cực sinh hoạt chi đoàn trực tiếp sản xuất, huấn luyệ dân quân trực chiến sẵn sàng chiến đấu với phương châm “vừa chiến đấu, vừa sản xuất”, “giặc đến là đánh, giặc đi tiếp tục sản xuất”. Phát động phong trào thi đua “Tay cày, tay súng”. Nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh, thâm canh tăng năng suất lúa.
Đầu năm 1966 Đảng ủy chỉ đạo sát nhập 5 Hợp tác xã ở 5 thôn thành 2 hợp tác xã. Làng Vân Hoàn và làng Đồng Đội sát nhập thành Hợp tác xã Quyết Thắng có 399 hộ do ông Phạm Văn Môn đồng Đội làm Chủ nhiệm. Ở Giải Uấn, Hội Kê, Báo Van sát nhập thành một Hợp tác xã Quyết Tâm.
Cuối năm 1973 Hợp tác xã Quyết Thắng và Quyết Tâm sát nhập thành một Hợp tác xã lấy tên là Hợp tác xã nông nghiệp Nga Lĩnh gồm 761 hộ. Đại hội Xã viên bầu bà Nguyễn Thị Tích làm Chủ nhiệm.
Trong 10 năm từ 1965 đến 1975 thực hiện phong trào thi đua do Chính phủ phát động “ Tất cả cho tiền tuyến”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người” Chi bộ đã tập trung chỉ đạo các đoàn thể quần chúng trong làng nỗ lực lao động sản xuất chăn nuôi để đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước, cho tiền tuyến được 650 tấn lương thực, 170 tấn thịt lợn hơi, gia cầm. Động viên tiễn đưa hàng chục thanh niên lên đường nhập ngũ tham gia TNXP, dân công hỏa tuyến, công nhân Thuyền nan.
Trong chiến đấu con em trong làng đã dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc có người được tặng danh hiệu : “Dũng sỹ diệt Mỹ”.
Về văn hóa giáo dục : Trong làng không ngừng phát tiển các em, các cháu đội mũ rơm tới trường và hăng say học tập, nhiều em đã tiến bộ trên mọi lĩnh vực công tác.
Tóm lại : Giai đoạn 1954 – 1975 nhân dân làng Vân Hoàn dưới sự lãnh đạo cảu chi bộ Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là sản xuất ra nhiều của cải vật chất chi viện người và của cho tiền tuyến, xây dựng hậu phương vững mạnh, tổ chức và chiến đấu thắng lợi.
Tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng được cải thiện vững chắc. Thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm được củng cố và nâng cao từng bước.
Kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài và anh dũng của dân tộc năm 1954 – 1975làng Vân Hoàn đã đóng góp cho đất nước những thành tích đáng tự hào trong mọi lĩnh vực. Có 123 bộ đội, 3 công an, 36 thanh niên xung phong, 45 dân công hỏa tuyến, 27 liệt sỹ, 13 thương binh, 6 bệnh binh, 14 thầy cô giáo, 13 y, bác sỹ.
PHẦN THỨ TƯ
Giai đoạn 1975 – 2011

Tổ quốc được độc lập thống nhất cả nước đi lên CNXH, hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nhân dân làng Vân Hoàn cùng với Đảng bộ và nhân dân trong xã bắt tay ngày vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, củng cố lại tổ chức lực lượng sản xuất chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Với truyền thống cần cù chịu khó hăng say lao động sản xuất làm ra của cải vật chất xây dựng quê hương đất nước.
1. Về sản xuất nông nghiệp :
- Cuối năm 1975 đầu năm 1976 Đoàn thanh niên huyện Nga Sơn tổ chức đắp tuyến đường từ Miếu Nhất ra Đầu cầu, đường quai xanh để có đường giao thông đi lại và phòng chắn nước vào xóm làng.
- Năm 1974 đến năm 1978 làng chuyển cống Cầu Ngật ra áp Nga Nhân đào thông kênh từ Mủ Xỉ về Cầu Đá đi cống Đầu Cầu. Năm 1978 Bộ đội Sư đoàn 390 về giúp làng đắp con đường từ cây đá ngõ ông Quế đi ra Đồng Dọng và cùng. Năm 1978 Hợp tác xã nông nghiệp Nga Lĩnh đổi cánh ruộng làng Vân Hoàn ở ( Thanh Lãng Nga Thạch) về cánh Đồng Dọng ngày nay.
- Năm 1981 thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư về khoán sản xuất đến nhóm và người lao động. Tháng 4 năm 1988 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp trực tiếp khoán cho hộ xã viên. Hộ xã viên được tự chủ hoàn toàn về phát triển sản xuất kinh doanh.
- Năm 1991 Hợp tác xã nông nghiệp được chia tách thành 5 Hợp tác xã về làng. hợp tác xã Vân Hoàn do ông Nguyễn Trung Văn làm Chủ nhiệm. Cuối năm 1994 ông Ngô Trường Sơn làm Chủ nhiệm. Năm 1995 Tỉnh ủy nghị quyết 09 về đổi mới Hợp tác xã nông nghiệp chấm dứt 37 năm hoạt động Hợp tác xã 1958 – 1995. Năm 1996 Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Hợp tác xã kiểu mới, Hợp tác xã dịch vụ Nga Lĩnh ngày nay, có chức năng kinh doanh làm dịch vụ các hộ nông dân phát triển sản xuất.
Trải qua từng giai đoạn, từng thời điểm lịch sử chi bộ và nhân dân làng Vân Hoàn luôn luôn tận dụng vào khả năng trí tuệ, công sức lao động mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sử dụng cây con, giống mới áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Các bãi, gò, cồn, đồi núi, ao ngòi đều được khai thác tích cực, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được nhân dân trong làng mở rộng đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ trong làng.
Lương thực từ 100kg đến 120kg ở những năm 1976 nay tăng lên 250kg – 300kg/sào. Nhân dân trong làng tích cực giao nộp thuế cho Nhà nước thực hiện các nghĩa vụ của công dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như : Điện, Đường, Trường, Trạm.
Trong làng đã có nhiều hộ làm nhà cao tầng, nhà mái bằng, nhà ngói khang trang thoáng mát, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất như : Ô tô, công nông, máy cày , máy xát, xe máy, Ti vi …
2. Về tổ chức chính trị :
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng làng có một chi bộ, có thời điểm 6 chi bộ lãnh đạo 6 đội sản xuất, sau sát nhập 3 chi bộ. Năm 1989 đến nay sát nhập thành một chi bộ Vân Hoàn thời điểm 1991 chi bộ có 77 đảng viên nay có 55 đảng viên. Đại hội chi bộ hiện tại nhiệm kỳ 2010 – 2012 bầu 5 đồng chí trong Ban chấp hành chi ủy. Đồng chí Phùng Thị Trí – Bí thư chi bộ kiêm TRưởng ban công tác Mặt trận, đồng chí Nguyễn Hữu Năm phó bí thư – Thôn trưởng.
Các tổ chức chính trị - xã hội trong thôn : chi đoàn thanh niên : chị Nguyễn Thị Huế làm bí thư chi đoàn, chi hội Phụ nữ : chị Nguyễn Thị Dục chi hội trưởng, Chi hội Cựu Chiến Binh ông Nguyễn Hữu Dũng chi hội trưởng, chi hội nông dân ông Nguyễn Duy Tuyên chi hội trưởng, Chi hội Người cao tuổi ông Ngô Văn Cương chi hội trưởng, tổ hưu trí ông Ngô Ngọc Quế tổ trưởng, tổ an ninh bảo vệ ông Nguyễn Hữu Quang tổ trưởng.
3. Về công tác Quốc phòng – An ninh :
Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và bảo vệ Tổ quốc hầu hết thanh niên trong độ tuổi có đủ sức khỏe tiêu chuẩn chính trị, văn hóa đều hăng hái đường nhập ngũ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác an ninh trật tự làng luôn xây dựng một đội an ninh có từ 6 – 10 người thường xuyên phân công tuần tra canh giữ bảo vệ tài sản của nhân dân trong làng cũng như ngoài đồng không để mất mát lớn xảy ra, đồng thời ngăn chặn và xử lý các hành vi cờ bạc, đánh nhau gây mất trật tự trong làng.
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong làng có 3 liệt sỹ.
4. Về văn hóa giáo dục :
Trong làng thuần phong mỹ tục luôn được củng cố, tình làng nghĩa xóm luôn được phát huy, mọi người trong làng sống có tình thương, biết tôn trọng lẽ phải, đoàn kết xóm làng, quan hệ dòng họ luôn được coi trọng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước năm 1994 Đảng ủy chỉ đạo xây dựng làng văn hóa Vân Hoàn là làng văn hóa đầu tiên của xã. Trong làng có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, kinh tế trong làng phát triển nhanh không còn hộ đói, hộ giàu tăng nhanh, xây dựng gia đình văn hóa ấm no hạnh phúc. Đến cuối năm 1987 làng được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận làng tiêu chí làng văn hóa cấp tỉnh.
Làng thường xuyên tổ chức một đội văn nghệ của các đoàn thể lấy lực lượng thanh niên làm nòng cốt, một đội bóng chuyền lấy lực lượng Cựu chiến binh làm nòng cốt, luyện tập hội thao biểu diễn trong dịp lế, Tết và tham gia hội thi ở xã, huyện và sau vụ sản xuất.
Về giáo dục truyền thống của làng được phát huy, con em trong làng được theo học từ Mẫu giáo đến Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, nhiều cháu theo các trường Đại học, Cao đẳng và học nghề, nhiều gia đình có con vượt khó học hành đạt như : gia đình ông Thụ, ông Ngoãn, ông Tiếm, ông Ngô Cương, ông Nhân, bà Hiền, ông Sơn và nhiều gia đình khác.
Tóm lại : Cộng đồng làng văn hóa có lịch sử khá lâu dài mà nổi bật nhất là sau Cách mạng tháng 8 đến nay, nhân dân làng Vân Hoàn có quyền tự hào về truyền thống và bề dày lịch sử cảu mình. Đó là truyền thống yêu nước, yêu quê hương, tương đồng bào, tinh thần lao động sáng tạo bất khuất trong chống giặc ngoại xâm, đoàn kết xóm làng, dòng họ cộng đồng, chi ngọt sẻ bùi, tương thân, tương ái, khát khao vươn tới Chân Thiện Mỹ, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Truyền thống văn hiến, hiếu học, coi trọng hiền tài, có ý chí vượt khó khăn trong đời sống, hiếu nghĩa với cha, mẹ, chăm sóc con cái học hành tiến bộ.
Nhân dân làng Vân Hoàn tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nướ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết tâm xây dựng làng Vân Hoàn trở thành làng văn hóa kiểu mẫu, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có nếp sống văn hóa lành mạnh. Một làng mà ở đó có mọi người biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau luôn có ý chí vươn lên trong lao động sản xuất, học tập, mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh .

Đánh máy lại ngày 04 tháng 10 năm 2015
Người đánh máy : Trịnh Văn Hán


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC UBND xã