Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388209

Lịch sử làng Hội Kê, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 15/01/2022 08:28:08

Lịch sử làng Hội Kê, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BCĐ “TDĐKXDĐSVH” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ NGA LĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÀNG HỘI KÊ
Hội Kê, tháng 7 năm 2005
SƠ LƯỢC
Lịch sử truyền thống làng

Làng Hội Kê là một làng có diện tích nhỏ, dân số ít. Phía Bắc giáp làng Báo Văn, phía Đông giáp làng Đồng Đội, phía Nam giáp làng Giải Uấn, phía Tây giáp sông Hoạt.
Diện tích của làng khoảng 425.000 m2, trong đó 70 mẫu đất trồng trọt. Số hộ 145, dân số trên dưới 600 người.
Làng Hội Kê có lịch sử khá lâu dài, từ đời nhà Trần 1278 làng Hội Kê đã có trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Với cái tên làng là làng Cối Kê mà trong sách Đại Việt sử ký toàn thư đã viết và lịch sử Thanh Hóa trích dẫn trang 136. Tính đến nay làng Hội Kê đã có lịch sử trên 700 năm. Ngươi khai phá sáng lập lên lang Hội Kê ngày nay chính là cụ Mai Thế Ứa. Cụ là tướng của triều đình Nhà Trần đã được nhà vua phong sắc ban thưởng. Ban đầu làng Hội Kê có 4 dòng họ Mai, Trương, Hoàng, Đỗ. Qua quá trình tồn tại và phát triển đến nay làng Hội Kê đã có 12 dòng họ : Mai, Trương, Hoàng, Đỗ, Đinh, Nguyễn, Vũ, Đoàn, Lê, Chu, Ngô và Phạm. Trong đó lớn nhất là dòng họ Mai với 2/3 dân số và Miếu thờ cụ Tổ mang dòng chữ Hán “ Cao Thiên Phối” nghĩa là sánh với trời cao.
Cộng đồng làng Hội Kê với 12 dòng họ khác nhau, nhưng đều là dòng dõi Con Lạc Cháu Hồng, luôn đoàn kết gắn bó thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi trong quá trình phát triển làm nên lịch sử truyền thống của làng, với những nét thuần phong mỹ tục tốt đẹp
Quá khứ xã xưa không còn tu liệu lưu trữ cụ thể, chỉ biết rằng nhân dân làng Hội Kê luôn sát cánh cùng đồng bào cả nước, trong suốt quá trình lịch sử chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước của dân tộc.Ban soạn thảo xin phép nhân dân nêu tóm tắt các giai đoạn xây dựng và phát triển của làng từ khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam đến ngày hôm nay.
TÓM TẮT GỒM 4 GIAI ĐOẠN :
1- Giai đoạn thứ nhất :
Từ 1930 đến năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã dấy lên phong trào yêu nước, đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, đòi giảm tô, giảm thuế, tăng lương, giảm giờ làm, trong đó nhân dân làng Hội kê trong làng đã có nhiều người tham gia vào các phong trào cách mạng, như Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên minh, Hội thanh niên cứu quốc. Tiêu biểu như : cụ Tiếp, cụ Trí, cụ các, cụ Thiện, cụ Xích và một số người khác. Nhâ dân trong làng đẫ đoàn kết yêu nước, nuôi dấu cán bộ cách mạng, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng. Đó là thời kỳ có các ông Lê Tất Đắc, Tố Hữu, Phạm Minh Thanh về làng hoạt động. Ông Mai Văn Bĩnh đã làm liên lạc cho các ông trên. Nhà thờ họ Mai đã là nơi cất dấu tài liệu bí mật của Đảng. Nhân dân trong làng chắt chiu từng củ khoai, hạt gạo để nuôi dấu cán bộ của Đảng.
Đế quốc Nhật nhảy vào Việt Nam, với ý đồ hất cẳng Pháp, để đô hộ nước ta. Cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục đấu tranh chống cả Pháp lẫn Nhật trong đó có nhân dân làng Hội Kê. Trong lang đã có đội du kích bằng vũ khí thô sơ gậy gộc, giáo mác cùng tham gia đánh Nhật, Pháp.
Đón đánh tàu Nhật trên sông Hoạt có các ông : ông Tứ, ông Khoan, ông Nứa và một số người khác, Tham gia quản lý lãnh đọa làng trước cách mạng có các ông như : ông Cựu Chí, ông Cựu Phương, ông Cựu Quyền, ông Cựu Sự, ông Tức, ông Huyên sau cùng là ông Tiêm.
Tiếp theo là các chức Hương kiểm như : ông Đài, Hương Đoàn như : ông Nghạnh, Hương bạ : ông Trí, Hương Bản : ông Thiện, Hương mục : ông Thủ. Đời sống nhân dân trong làng giai đoạn này rất khó khăn khổ cực, vì chế độ của thực dân phong kiến.
Nạn đói năm 1945 đã làm chết hơn 80 người dân trong làng, cả già trẻ, người già, trai gái. Song nhân dân làng Hội Kê đã biết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau chia ngọt sẻ bùi vượt qua hoạn nạn, một lòng khát khao độc lập tự do, đi theo Đảng, theo cách mạng cùng cả nước làm nên cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
II – Giai đoạn thứ hai :
Tháng 9 năm 1945 khởi nghĩa thành công, chính quyền ở làng Hội Kê được thành lập. Ban lãnh đạo làng có các ông : ông Thiện làm Chủ tịch thôn, ông Lừng làm Trưởng ban Quân vụ, ông Chiêm trưởng ban Tài chính, ông Xích Trưởng ban Văn hóa.
Năm 1946 thành lập xã Sơn Đầu. Mỗi làng có một Hương trưởng. Hương trưởng ở làng Hội Kê là ông Trấp. Ông Trấp đã là thành viên trong đoàn cán bộ cách mạng đi đón Phái bộ Đồng Minh ở Bỉm Sơn. Vào năm 1945 dân số trong làng lúc này khoảng 60 hộ, với gần 300 người. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Thực hiện Lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ toàn quốc kháng chiến. Nói chung, nhân dân làng Hội Kê nói riêng hăng hái tham gia kháng chiến. Phong trào bộ đội, thanh niên xung phong, dân công phục vụ kháng chiến đều có con em làng Hội Kê tham gia.
Bộ đội có các ông như : ông Tứ, ông Xoan, ông Xu, ông Khải, ông Danh, ông Ngọc, ông Mỡ, ông Minh, ông Sơn, ông Thư, ông Bổng, ông Binh …
Thanh niên xung phong như : ông Lưu.
Ở làng nhân dân cũng sôi sục khí thế cách mạng. Tích cực tham gia :Diệt giặc đói, giặc Dốt” như : ông giáo Xích, ông giáo Phúc, nhiều gia đình đã ủng hộ kháng chiến cả tiền của vật chất, nhà cửa. Cụ thể như : nhà cụ Chất đã hiến cả nhà để làm kho. Nhà thờ họ Đinh đã là kho chứa vũ khí cho cách mạng.
Kết thúc kháng chiến 9 năm mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Làng Hội Kê đã đóng góp một phần không nhỏ cho cách mạng. Đó là làng đã có 19 bộ đội, 15 du kích, 3 thanh niên xung phong, 3 liệt sỹ, 12 gia đình có công với nước, có 25 người là đảng viên Đảng cộng sản, nhiều người đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương, Huy hiệu kháng chiến, Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên.
3. Giai đoạn thứ ba :
Đất nước tạm thời chia cắt 2 miền để tiến tới tổng tuyển cử thống nhất, nhưng đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã rắp tâm phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Miền Bắc tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, làm hậu phương vững chắc cho Miền Nam đấu tranh giải phóng.
Phong trào HTX được nhân dân làng Hội Kê hưởng ứng sôi nổi. Nhiều gia đình đã tự nguyện hiến cả đất đai, trâu bò, dụng cụ sản xuất cho HTX. Trong làng có 25 gia đình hiến toàn bộ tài sản cho HTX. Vừa củng cố hậu phương, vừa ủng hộ tiền tuyến, con em làng Hội Kê tiếp tục lên đường chống Mỹ cứu nước. Làng đã có 37 bộ đội, 4 công an, 8 thanh niên xung phong, 4 dân công hỏa tuyến. Chi bộ của làng có 23 đảng viên. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu có 11 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh, 6 thương binh, 2 bệnh binh, 20 người có công với nước. Ở hậu phương nhân dân trong làng hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Đảng : “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Hội cha mẹ chiến sỹ được thàn lập với tinh thần “Mỗi người nuôi một bộ đội”. Tiểu biểu như : bà Ất, bà Hồ, bà Tích, bà Sách. Hội phụ nữ với phong trào “Ba đảm đang” vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vai súng tay cày, vừa tổ chức sản xuất, vừa chỉ huy chiến đấu trực gác và tham gia đánh trả máy bay Mỹ. Tiêubiểu như : bà Kích, bà Huệ, bà Chiêm, bà Thiệu, bà Thông, bà Mau.
Rời khỏi quân ngũ tieps tục lãnh đạo tổ chức sản xuất. Tiêu biểu như : ông Hàn, ông Ngọc, ông Loan. Trong chiến tranh phá hoại làng phải hứng chịu nhiều trận oanh kích của máy bay Mỹ ( ngày 10 tháng 8 năm 1972 ) làng bị tàn phá trong đó có 5 gia đình bị san phẳng và nhiều gia đình bị thiệu hại, nặng, quý trọng tình làng nghĩa xóm, nhân dân trong làng đã giúp đỡ ủng hộ chia sẻ người cây tre, nhà tấm tranh, giúp đỡ nhau cho các gia đình bị hại, các em các cháu vẫn đội mũ rơm đến trường học, nhiều em nhiều cháu đã trưởng thành và thành đạt. Trong kháng chiến các cụ trong làng thực sự là lớp người mẫu mực trồng cây, trực chiến, nuôi dạy cháu con.
Tóm lại : Giai đoạn 1954 – 1975 nhân dân làng Hội Kê vừa làm tròn nhiệm vụ sẩn xuất, vừa làm tròn nhiệm vụ chiến đấu, hậu phương và tiền tuyến.
Nền kinh tế đời sống nhân dân trong làng, trong từng gia đình, hàng năm cũng như trong từng giai đoạn không ngừng được cải thiện và phát triển. Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của dan tộc ( 1945 – 1975 ) làng Hội Kê đã đóng góp cho đất nước những thành tựu đáng tự hào : 50 bộ đội, 5 công an, 11 thanh niên xung phong phong, 15 dân quân du kích, 4 dân công Hỏa tuyến, 32 người có công với nước, 48 đảng viên , 14 liệt sỹ, 7 thương binh, 2 bệnh binh, 10 thầy cô giáo. Về văn hóa giáo dục trong làng luôn luôn được phát triển, tình làng nghĩa xóm thường xuyên được củng cố và phát huy thuần phong mỹ tục, trật tự an toàn xã hội, làng xóm luôn luôn được đảm bảo, trong làng không có công dân vi phạm pháp luật đến mức phải truy tố.
4. Giai đoạn thứ tư :
Từ năm 1975 đến nay :
Cùng với cả nước thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân làng Hội Kê với truyền thống cần cù, chịu khó, tất cả vì sự nghiệp cách mạng, tiếp tục lao động sản xuất và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Hưởng ứng chu trương đường lối chính sách của Đảngm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tự năm 1975 đến nay trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, làng có 56 con em nhập ngũ đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đó có 2 liệt sỹ, 7 thương binh, 1 bệnh binh, 18 đảng viên.
Nền kinh tế trong làng ngày càng vững vàng và ổn định. Từ chỗ nhà tranh vách nứa, hàng năm thiếu ăn đến nay làng đã có đời sống tương đối no đủ. Cơ sở vật chất từng bước được khang trang. Trong làng có 100% nhà ngói và nhà mía bằng. Trong đó cụ thể có 26 nhà mái bừng kiên cố. Hơn 80 % hộ có Ti vi và phương tiện nghe nhìn khác. Trong làng không có hộ đói. Số hộ nghè được giảm đi nhiều. Số hộ khá giả ngày càng tăng. Máy móc phương tiện sản xuất như : máy xay xát, máy vò lúa, máy làm đậu, máy làm gạch … ngày càng nhiều. Những tấm gương sản xuất chăn nuôi giỏi hư : gia đình ông Do, ông Hải, anh Lịch, anh Toàn …
Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục không ngừng được củng cố và phát triển. Truyền thống hiếu học ngày càng được phát huy, thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm, quan hệ dòng họ anh em luôn luôn được coi trọng. Cụ thể đến nay làng đã có gần 30 thầy cô giáo. Hàng chục con em đã đỗ đạt vào các trường đại học, cao đẳng và THCN. Hàng trăm cháu đang học ở các trường Mầm Non, Tiểu học, THCS và THPT, dạy nghề. Nhiều gia đình có con em đỗ đạt như : gia đình ông do, ông Mùa, ông Thìn, anh Trữ, anh Tuyên, ông Thiện, ông Thuật.
Tóm lại : Trong lịch sử khá lâu dài của làng Hội Kê mà nổi bật là sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân làng Hội Kê có quyền tự hào về truyền thống và bề dày lịch sử của làng. Đó là truyền thống yêu nước, thương nòi. Tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, truyền thống đoàn kết, láng giềng, dòng họ, cộng đồng với nét thuần phông mỹ tuacj, chia ngọt sẻ bùi, tương thân, tương ái. Truyển thống lao động cần cùsáng tạo, chịu khó, chắt chiu, vương tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Truyền thống văn hiến, hiếu học, coi trọng nghĩa tình. Tự hào về lịch sử, về truyền thống thuần phong mỹ tục của làng, nhân dân làng Hội Kê càng tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam. Quyết tâm xây dựng làng Hội Kê thành một làng văn hóa kiểu mẫu. Nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có nếp sống văn hóa lành mạnh. Một làng mà ở đó mọi ngời biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, luôn luôn vươn lên trong lao động và học tập, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh .
TIỂU BAN DỰ THẢO
Trưởng ban : Nguyễn Xuân Nho
Đánh máy lại ngày 27 tháng 9 năm 2015
Người đánh máy : Trịnh Văn Hán

Lịch sử làng Hội Kê, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 15/01/2022 08:28:08 (GMT+7)

Lịch sử làng Hội Kê, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BCĐ “TDĐKXDĐSVH” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ NGA LĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÀNG HỘI KÊ
Hội Kê, tháng 7 năm 2005
SƠ LƯỢC
Lịch sử truyền thống làng

Làng Hội Kê là một làng có diện tích nhỏ, dân số ít. Phía Bắc giáp làng Báo Văn, phía Đông giáp làng Đồng Đội, phía Nam giáp làng Giải Uấn, phía Tây giáp sông Hoạt.
Diện tích của làng khoảng 425.000 m2, trong đó 70 mẫu đất trồng trọt. Số hộ 145, dân số trên dưới 600 người.
Làng Hội Kê có lịch sử khá lâu dài, từ đời nhà Trần 1278 làng Hội Kê đã có trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Với cái tên làng là làng Cối Kê mà trong sách Đại Việt sử ký toàn thư đã viết và lịch sử Thanh Hóa trích dẫn trang 136. Tính đến nay làng Hội Kê đã có lịch sử trên 700 năm. Ngươi khai phá sáng lập lên lang Hội Kê ngày nay chính là cụ Mai Thế Ứa. Cụ là tướng của triều đình Nhà Trần đã được nhà vua phong sắc ban thưởng. Ban đầu làng Hội Kê có 4 dòng họ Mai, Trương, Hoàng, Đỗ. Qua quá trình tồn tại và phát triển đến nay làng Hội Kê đã có 12 dòng họ : Mai, Trương, Hoàng, Đỗ, Đinh, Nguyễn, Vũ, Đoàn, Lê, Chu, Ngô và Phạm. Trong đó lớn nhất là dòng họ Mai với 2/3 dân số và Miếu thờ cụ Tổ mang dòng chữ Hán “ Cao Thiên Phối” nghĩa là sánh với trời cao.
Cộng đồng làng Hội Kê với 12 dòng họ khác nhau, nhưng đều là dòng dõi Con Lạc Cháu Hồng, luôn đoàn kết gắn bó thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi trong quá trình phát triển làm nên lịch sử truyền thống của làng, với những nét thuần phong mỹ tục tốt đẹp
Quá khứ xã xưa không còn tu liệu lưu trữ cụ thể, chỉ biết rằng nhân dân làng Hội Kê luôn sát cánh cùng đồng bào cả nước, trong suốt quá trình lịch sử chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước của dân tộc.Ban soạn thảo xin phép nhân dân nêu tóm tắt các giai đoạn xây dựng và phát triển của làng từ khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam đến ngày hôm nay.
TÓM TẮT GỒM 4 GIAI ĐOẠN :
1- Giai đoạn thứ nhất :
Từ 1930 đến năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã dấy lên phong trào yêu nước, đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, đòi giảm tô, giảm thuế, tăng lương, giảm giờ làm, trong đó nhân dân làng Hội kê trong làng đã có nhiều người tham gia vào các phong trào cách mạng, như Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên minh, Hội thanh niên cứu quốc. Tiêu biểu như : cụ Tiếp, cụ Trí, cụ các, cụ Thiện, cụ Xích và một số người khác. Nhâ dân trong làng đẫ đoàn kết yêu nước, nuôi dấu cán bộ cách mạng, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng. Đó là thời kỳ có các ông Lê Tất Đắc, Tố Hữu, Phạm Minh Thanh về làng hoạt động. Ông Mai Văn Bĩnh đã làm liên lạc cho các ông trên. Nhà thờ họ Mai đã là nơi cất dấu tài liệu bí mật của Đảng. Nhân dân trong làng chắt chiu từng củ khoai, hạt gạo để nuôi dấu cán bộ của Đảng.
Đế quốc Nhật nhảy vào Việt Nam, với ý đồ hất cẳng Pháp, để đô hộ nước ta. Cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục đấu tranh chống cả Pháp lẫn Nhật trong đó có nhân dân làng Hội Kê. Trong lang đã có đội du kích bằng vũ khí thô sơ gậy gộc, giáo mác cùng tham gia đánh Nhật, Pháp.
Đón đánh tàu Nhật trên sông Hoạt có các ông : ông Tứ, ông Khoan, ông Nứa và một số người khác, Tham gia quản lý lãnh đọa làng trước cách mạng có các ông như : ông Cựu Chí, ông Cựu Phương, ông Cựu Quyền, ông Cựu Sự, ông Tức, ông Huyên sau cùng là ông Tiêm.
Tiếp theo là các chức Hương kiểm như : ông Đài, Hương Đoàn như : ông Nghạnh, Hương bạ : ông Trí, Hương Bản : ông Thiện, Hương mục : ông Thủ. Đời sống nhân dân trong làng giai đoạn này rất khó khăn khổ cực, vì chế độ của thực dân phong kiến.
Nạn đói năm 1945 đã làm chết hơn 80 người dân trong làng, cả già trẻ, người già, trai gái. Song nhân dân làng Hội Kê đã biết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau chia ngọt sẻ bùi vượt qua hoạn nạn, một lòng khát khao độc lập tự do, đi theo Đảng, theo cách mạng cùng cả nước làm nên cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
II – Giai đoạn thứ hai :
Tháng 9 năm 1945 khởi nghĩa thành công, chính quyền ở làng Hội Kê được thành lập. Ban lãnh đạo làng có các ông : ông Thiện làm Chủ tịch thôn, ông Lừng làm Trưởng ban Quân vụ, ông Chiêm trưởng ban Tài chính, ông Xích Trưởng ban Văn hóa.
Năm 1946 thành lập xã Sơn Đầu. Mỗi làng có một Hương trưởng. Hương trưởng ở làng Hội Kê là ông Trấp. Ông Trấp đã là thành viên trong đoàn cán bộ cách mạng đi đón Phái bộ Đồng Minh ở Bỉm Sơn. Vào năm 1945 dân số trong làng lúc này khoảng 60 hộ, với gần 300 người. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Thực hiện Lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ toàn quốc kháng chiến. Nói chung, nhân dân làng Hội Kê nói riêng hăng hái tham gia kháng chiến. Phong trào bộ đội, thanh niên xung phong, dân công phục vụ kháng chiến đều có con em làng Hội Kê tham gia.
Bộ đội có các ông như : ông Tứ, ông Xoan, ông Xu, ông Khải, ông Danh, ông Ngọc, ông Mỡ, ông Minh, ông Sơn, ông Thư, ông Bổng, ông Binh …
Thanh niên xung phong như : ông Lưu.
Ở làng nhân dân cũng sôi sục khí thế cách mạng. Tích cực tham gia :Diệt giặc đói, giặc Dốt” như : ông giáo Xích, ông giáo Phúc, nhiều gia đình đã ủng hộ kháng chiến cả tiền của vật chất, nhà cửa. Cụ thể như : nhà cụ Chất đã hiến cả nhà để làm kho. Nhà thờ họ Đinh đã là kho chứa vũ khí cho cách mạng.
Kết thúc kháng chiến 9 năm mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Làng Hội Kê đã đóng góp một phần không nhỏ cho cách mạng. Đó là làng đã có 19 bộ đội, 15 du kích, 3 thanh niên xung phong, 3 liệt sỹ, 12 gia đình có công với nước, có 25 người là đảng viên Đảng cộng sản, nhiều người đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương, Huy hiệu kháng chiến, Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên.
3. Giai đoạn thứ ba :
Đất nước tạm thời chia cắt 2 miền để tiến tới tổng tuyển cử thống nhất, nhưng đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã rắp tâm phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Miền Bắc tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, làm hậu phương vững chắc cho Miền Nam đấu tranh giải phóng.
Phong trào HTX được nhân dân làng Hội Kê hưởng ứng sôi nổi. Nhiều gia đình đã tự nguyện hiến cả đất đai, trâu bò, dụng cụ sản xuất cho HTX. Trong làng có 25 gia đình hiến toàn bộ tài sản cho HTX. Vừa củng cố hậu phương, vừa ủng hộ tiền tuyến, con em làng Hội Kê tiếp tục lên đường chống Mỹ cứu nước. Làng đã có 37 bộ đội, 4 công an, 8 thanh niên xung phong, 4 dân công hỏa tuyến. Chi bộ của làng có 23 đảng viên. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu có 11 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh, 6 thương binh, 2 bệnh binh, 20 người có công với nước. Ở hậu phương nhân dân trong làng hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Đảng : “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Hội cha mẹ chiến sỹ được thàn lập với tinh thần “Mỗi người nuôi một bộ đội”. Tiểu biểu như : bà Ất, bà Hồ, bà Tích, bà Sách. Hội phụ nữ với phong trào “Ba đảm đang” vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vai súng tay cày, vừa tổ chức sản xuất, vừa chỉ huy chiến đấu trực gác và tham gia đánh trả máy bay Mỹ. Tiêubiểu như : bà Kích, bà Huệ, bà Chiêm, bà Thiệu, bà Thông, bà Mau.
Rời khỏi quân ngũ tieps tục lãnh đạo tổ chức sản xuất. Tiêu biểu như : ông Hàn, ông Ngọc, ông Loan. Trong chiến tranh phá hoại làng phải hứng chịu nhiều trận oanh kích của máy bay Mỹ ( ngày 10 tháng 8 năm 1972 ) làng bị tàn phá trong đó có 5 gia đình bị san phẳng và nhiều gia đình bị thiệu hại, nặng, quý trọng tình làng nghĩa xóm, nhân dân trong làng đã giúp đỡ ủng hộ chia sẻ người cây tre, nhà tấm tranh, giúp đỡ nhau cho các gia đình bị hại, các em các cháu vẫn đội mũ rơm đến trường học, nhiều em nhiều cháu đã trưởng thành và thành đạt. Trong kháng chiến các cụ trong làng thực sự là lớp người mẫu mực trồng cây, trực chiến, nuôi dạy cháu con.
Tóm lại : Giai đoạn 1954 – 1975 nhân dân làng Hội Kê vừa làm tròn nhiệm vụ sẩn xuất, vừa làm tròn nhiệm vụ chiến đấu, hậu phương và tiền tuyến.
Nền kinh tế đời sống nhân dân trong làng, trong từng gia đình, hàng năm cũng như trong từng giai đoạn không ngừng được cải thiện và phát triển. Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của dan tộc ( 1945 – 1975 ) làng Hội Kê đã đóng góp cho đất nước những thành tựu đáng tự hào : 50 bộ đội, 5 công an, 11 thanh niên xung phong phong, 15 dân quân du kích, 4 dân công Hỏa tuyến, 32 người có công với nước, 48 đảng viên , 14 liệt sỹ, 7 thương binh, 2 bệnh binh, 10 thầy cô giáo. Về văn hóa giáo dục trong làng luôn luôn được phát triển, tình làng nghĩa xóm thường xuyên được củng cố và phát huy thuần phong mỹ tục, trật tự an toàn xã hội, làng xóm luôn luôn được đảm bảo, trong làng không có công dân vi phạm pháp luật đến mức phải truy tố.
4. Giai đoạn thứ tư :
Từ năm 1975 đến nay :
Cùng với cả nước thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân làng Hội Kê với truyền thống cần cù, chịu khó, tất cả vì sự nghiệp cách mạng, tiếp tục lao động sản xuất và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Hưởng ứng chu trương đường lối chính sách của Đảngm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tự năm 1975 đến nay trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, làng có 56 con em nhập ngũ đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đó có 2 liệt sỹ, 7 thương binh, 1 bệnh binh, 18 đảng viên.
Nền kinh tế trong làng ngày càng vững vàng và ổn định. Từ chỗ nhà tranh vách nứa, hàng năm thiếu ăn đến nay làng đã có đời sống tương đối no đủ. Cơ sở vật chất từng bước được khang trang. Trong làng có 100% nhà ngói và nhà mía bằng. Trong đó cụ thể có 26 nhà mái bừng kiên cố. Hơn 80 % hộ có Ti vi và phương tiện nghe nhìn khác. Trong làng không có hộ đói. Số hộ nghè được giảm đi nhiều. Số hộ khá giả ngày càng tăng. Máy móc phương tiện sản xuất như : máy xay xát, máy vò lúa, máy làm đậu, máy làm gạch … ngày càng nhiều. Những tấm gương sản xuất chăn nuôi giỏi hư : gia đình ông Do, ông Hải, anh Lịch, anh Toàn …
Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục không ngừng được củng cố và phát triển. Truyền thống hiếu học ngày càng được phát huy, thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm, quan hệ dòng họ anh em luôn luôn được coi trọng. Cụ thể đến nay làng đã có gần 30 thầy cô giáo. Hàng chục con em đã đỗ đạt vào các trường đại học, cao đẳng và THCN. Hàng trăm cháu đang học ở các trường Mầm Non, Tiểu học, THCS và THPT, dạy nghề. Nhiều gia đình có con em đỗ đạt như : gia đình ông do, ông Mùa, ông Thìn, anh Trữ, anh Tuyên, ông Thiện, ông Thuật.
Tóm lại : Trong lịch sử khá lâu dài của làng Hội Kê mà nổi bật là sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân làng Hội Kê có quyền tự hào về truyền thống và bề dày lịch sử của làng. Đó là truyền thống yêu nước, thương nòi. Tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, truyền thống đoàn kết, láng giềng, dòng họ, cộng đồng với nét thuần phông mỹ tuacj, chia ngọt sẻ bùi, tương thân, tương ái. Truyển thống lao động cần cùsáng tạo, chịu khó, chắt chiu, vương tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Truyền thống văn hiến, hiếu học, coi trọng nghĩa tình. Tự hào về lịch sử, về truyền thống thuần phong mỹ tục của làng, nhân dân làng Hội Kê càng tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam. Quyết tâm xây dựng làng Hội Kê thành một làng văn hóa kiểu mẫu. Nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có nếp sống văn hóa lành mạnh. Một làng mà ở đó mọi ngời biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, luôn luôn vươn lên trong lao động và học tập, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh .
TIỂU BAN DỰ THẢO
Trưởng ban : Nguyễn Xuân Nho
Đánh máy lại ngày 27 tháng 9 năm 2015
Người đánh máy : Trịnh Văn Hán
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC UBND xã