Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388209

Lịch sử làng Giải Uấn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ngày 15/01/2022 08:25:12

Lịch sử làng Giải Uấn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BCĐ “TDĐKXDĐSVH” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ NGA LĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÀNG GIẢI UẤN
Giải Uấn, tháng 7 năm 2005
SƠ LƯỢC
Lịch sử truyền thống làng
Làng Giải Uấn là một làng có diện tích không lớn, dân số không đông. PhíaBắc giáp thôn Đồng Đội, phía Tây giáp thôn Hội Kê, phía Đông giáp thôn Vân Hoàn, phía Nam giáp sông Lèn.
Diện tích làng hiện nay khoảng : 615.00m2.
Diện tích canh tác : 600.0002.
Dân số : 1091 nhân khẩu với 263 hộ.
Làng Giải Uấn có lịch sử khá lâu đời, theo các cụ xưa truyền lại : Tên làng là làng Mía, di tích còn dấu ấn là Bãi Trại. Sau thấy nơi đây đất bằng phẳng, gần sông khí hậu trong lành nên dời dân đến ở và đổi tên làng là làng An Lạc mà ta thương gọi là Yên lược. Đến năm 1921 Tri huyện Nga Sơn thấy phong trào học tập của làng phát triển đươc đổi tên làng Giải Uấn có nghĩa là Giải Văn.
tổ tiên làng không nhớ rõ từ bao giờ, nhưng chỉ lấy mốc thời gian của dòng họ Nguyễn nhà cụ Cửu Kiên từ Hà Nội vào nhập cư ở làng ta đến nay đã bảy đời, gia phả của dòng họ lập từ thời Hậu Lê vẫn đang còn lưu giữ. Lấy đó làm tin ta có thể đoán biết làng Giải Uấn có cách đây chừng 600 – 700 năm. Ban đầu làng có hai dòng ho lớn là Hoàng và Nguyễn, qua quá trình tồn tại và phát triển đến nay làng Giải Uấn đã có 6 dòng họ Nguyễn, 8 dòng họ Hoàng, 2 dòng họ Lê khác nhau và 4 dòng họ : Vũ, Dư, Bùi, Đỗ. Trong đó lớn nhất là dòng họ Nguyễn và Hoàng.
Cộng Đồng làng Giải Uấn có nhiều dòng họ khác nhau nhưng đều là dòng dõi con Lạc, cháu Hồng luôn đoàn kết, gắn bó, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi, đã cùng nhau góp công, sức xây dựng cộng đồng dân cư ngày một phát triển, tô đẹp cho truyền thống lịch sử làng giàu nét thuần phong mỹ tục.
Quá khứ xa xưa không còn lưu trwex những tư liệu cụ thể, chỉ biết rằng nhân dân làng Giải Uấn luôn sát cánh cùng đồng bào cả nước trong suốt quá trình lịch sử chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước của dân tộc.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LÀNG GỒM 4 GIAI ĐOẠN :

1/ GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1945 :
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân đã dấy lên phong trào yêu nước, đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, đấu tranh chống đi phu, đi lính, giảm tô, giảm thuế, tăng lương, giảm giờ làm.
Nhân dân làng Gải Uấn đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào yêu nước cahs mạng của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Minh, Hội thanh niên cứu quốc. Tiêu biểu như ông Vũ, ông Duy, ông Đài và nhiều người khác. Nhân dân trong làng đã đồng tâm nhất trí làm bất cứ công việc gì khi Đảng cần để chuẩn bị sẵn sàng nhân tài vật lực.
Trong làng đội du kích được thành lập bằng vũ khí thô sơ, giáo mác, gậy gộc, cùng nhau đánh Nhật, Pháp, tham gia lãnh đạo và quản lý làng trước cách mạng có các ông như : ông Cựu Phả, ông Cự Diện, ông Cự Tạc, ông Cựu Mài, ông Cựu Vịnh. Tiếp theo là các chức Hương kiểm như : ông Kiểm Thuyết, ông Kiểm Hựu, Hương bnhuw : ông Quý, Hương bản như : ông Kiện, Hương mục Như : ông Lam.
Đời sống nhân dân trong làng giai đoạn này rất khó khăn khổ cực vì chế độ của thực dân phong kiến. Nạn đói năm 1945 đã làm chết hơn 45 người trong làng cả già, trẻ, gái, trai. Song nhân dân trong làng Giải Uấn đã biết thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi vượt qua hoạn nạn, một lòng khát khao độc lập tự do, đi theo Đảng, theo cách mạng cùng cả nước làm nên cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành công, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nan Á.
2/ GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1954 :
Tháng 8 năm 1945 cách mạng thành công, chính quyền làng Giải Uấn được thành lập, Ban lãnh đạo làng có các ông : Hoàng Xuân Đài làm chủ tịch thôn, ông Hoàng Ngọc Duy làm trưởng ban chính trị, ông Hoàng Văn Vũ làm trtuwowngr ban văn hóa, ông Hoàng Văn Toản làm ban tài vụ, ông Nguyễn Văn Diện làm trưởng ban hành luật, ông Lê Văn Khoáng làm trưởng ban quân vụ.
Để bảo vệ chính quyền còn non trẻ và an ninh trật tự của thôn, đội bảo an được thành lập gồm các ông : ông Đới, ông Mão, ông Tơ, ông Tham vv…
Năm 1946 thành lập xã Sơn Đầu, mỗi làng có một Hương trưởng, Hương trưởng làng Giải Uấn là ông Lê Văn Khoáng, ông Khoáng là thành viên trong đoàn cách mạng đi đón phái bộ Đồng Minh ở Bỉm Sơn.
Năm 1945 dân số trong làng lúc này khoảng 450 người, gồm 110 hộ. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, thực hiện lời kêu giọ toàn quốc kháng chiến của Đảng và BÁc Hồ Nhân dân làng Giải UẤn đã hăng hái tham gia kháng chiến. Phong trào thi đua yêu nước, giàu nghèo, ai có của thì góp của, ai có công thì góp công, thanh niên trai tráng xung phong tòng quân để được trực tiếp cầm súng đánh giặc như : ông Nhe, ông Triều, ông Vượng, ông Du, ông Hách, ông Hường, ông Ngỡ, ông Dị, ông Giảng, ông Lê Đức Giảng, ông Sợi, ông Hội, ông Vũ, ông Hệ, ông Hữu. Thanh niên xung phong như : ông Chúc, ông Tỏa, ông Hịu. Hàng trăm lượt người tham gia dân công tiếp tế lương thực, vũ khí cho chiến trường điển hình như : ông Vẻ, ông Thi, ông Hồng, ông Phan, ông Tư, bà Đệ, bà Cầu và nhiều người khác trong làng.
Nhiều gia đình đã hiến cả của cải nhà cửa để làm kho lương thực, vũ khí cho cách mạng như : nhà ông Chiêm, ông Toản, ông Lạc, ông Lam, bà Xum, bà Oanh. Những gia đình khá giả đã hăng hái mua công phiếu kháng chiến và công trái quốc gia như : gia đình ông Toản, ông Lam, ông Đạo, ông Lạc, bà Tít, ông Khoáng, ông Diện, bà Xum vv…
Trong làng đội du kích được thành lập do ông Nguyễn Văn Hường làm Tiểu đội trưởng và đội nữ du kích do bà Hoàng Thị Vân làm tiểu đội trưởng, các đội du kích thường xuyên luyện tập, mài sắc ý chí, sẵn sàng đánh địch khi cần thiết để bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, tham gia chống càn ở Nga Sơn khi có lệnh điều động như : ông Phan, ông Giảng, ông Triều, ông Hường, ông Diễn, ông Tư vv…
Làng Giải Uấn là làng có vị trí khá quan trọng trong kháng chiến vì làng ở cuối huyện, xã đường cái quan, cạnh sông Lèn giáp ranh với huyện Hậu Lộc. Do vị trí như vậy nên trong kháng chiến Nga Sơn, sau trận chiến đấu hoặc chuẩn bị xuất kích các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương luôn về làng đóng quân an dưỡng và tập luyện. Các anh bộ đội được nhân dân chăm sóc giúp đỡ, cưu mạng đùm bọc như ruột thịt của mình, nổi bật là hội mẹ chiến sỹ và hội phụ nữ trong thôn, điển hình như : bà cụ Nhe, bà cụ Vun, bà Ngọ, bà Đua, bà Hề, bà Họp, bà Hanh, bà Vân cùng nhiều bà khác. Đình lớn và bóng đa họ là nơi tổ chức nhiều cuộc hội nghị lớn của xã và huyện trong thời kháng chiến chống Pháp. Song làng ta cũng là nơi mà địch luôn nhòm ngó. Ngày 01/4/1949 máy bay địch đã ném bom bắn phá làm một người chết và hai người bị thương, nhiều ngôi nhà bị phá hủy, ngôi đình lớn được kiến trúc khá đẹp bị bắn hỏng nặng.
Phong trào sản xuất và y tế, giáo dục cũng được coi trọng, bấy giờ là kinh tế cá thể nhưng mọi người đã hăng hái tham gia sản xuất. làm tốt nghĩa vụ lượng thực cho nhà nước, cung cấp cho bộ đội ăn no đánh thắng.
Về y tế :
Trong làngcác vệ sinh viên và cứu thương được đào tạo ngắn ngày để chăm sóc sức khỏe cho nhâ dân và phục vụ chiến đấu.
Về Văn hóa :
Trong làng có một đội văn nghệ hoạt động theo hình thức nghiệp dư, ngày sản xuất đêm luyện tập, mua vui cho nhân dân trong những ngày lễ tết và sau thời gian lao động mệt nhọc. Những bài ca tiếng hát, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, gương lao động sản xuất tốt được vang lên trong thôn xóm, động viên kịp thời những gương người tốt việc tốt.
Về giáo dục :
ThựC hiện lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, phogn trào diệt giặc dốt được đề cao và rộng khắp. Trong làng các lớp bình dân học vụ được mở ra, tiêu biểu trong phong trào này là ông Duy, ông Vũ, ông Kiện, ông Khang, ông Đài, ông Đạo và nhiều người khác.
Từ năm học 1948 – 1949 trường phổ thông được thành lập, 80% các cháu trong độ tuổi được cắp sách đến trường, nghe thầy giảng bài và học bài dưới nahs đèn dầu hỏa để tránh máy bay địch.
Kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân làng Giải Uấn đã đóng góp một phần không nhỏ cho cách mạng. Đó là làng có 16 bộ đội, 25 du kích, 3 than niên xung phong, 3 thương biinh, 25 người được hưởng huy chương các loại. nhiều người được tặng kỷ niệm kháng chiến và huye hiệu Chiến sỹ Điện Biên.
3/ GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN 1975 :
Đất nước ta tạm thời chia cắt 2 miền để tiến tới tổng tuyển cử thống nhất, nhưng đế quốc Mỹ và chính quyền tai sai Ngô Đình Diệm đã trắng trợn phá hoại hiệp định Giơ ne vơ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Miền Bắc tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, làm hậu phương lớn, vững chắc cho Miền Nam đấu tranh giải phóng đất nước.
Từ năm 1959 HTX được thành lập, do ông Nguyễn Hữu Ngọ và ông Lê Đức Giảng làm chủ nhiệm, ông Hoàng Văn Mão làm bí thư. Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, gần 100% các gia đình đã gia nhập HTX và tự nguyện hiến tài sản, ruộng đất, trâu bò vào tập thể. Phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai” vì Miền Nam ruột thịt được dấy lên mạnh mẽ trong nhân dân. Mỗi xã viên HTX đều có chung một ý chí phải tích cực lao động sản xuất, ngày làm không dduur, tranh thủ làm đêm cho có thật nhiều của cải để chi viện cho tiền tuyến. Từ năm 1964 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, thời gian này nhiệm vụ của mọi người lại nặng nề hơn bao giờ hết.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ : “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, tay súng, tay cày, địch đánh ngày ta làm đêm, những tấm gương lao động giỏi xuất hiện nhiều. Tiêu biểu như : bà Vun, ông Tơ, ông Hồng, ông Mùi, bà Ngọ, bà Son, ông Kim, ông Cát, ông Triêm, bà Tụ và nhiều người khác.
Phong trào “ Thanh niên Ba sẵn sàng”, phụ nữ “ Ba đảm đang” được thấm nhuần sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân. Tiểu đội dân quân do ông Hoàng Văn Lấn làm Tiểu đội trưởng ngày đêm tham gia trực chiến bảo vệ cầu Báo Văn, bảo vệ kho tàng của Nhà nước, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Những bà mẹ chiến sỹ, những chị em phụ nữ đã đảm đang, gánh vác công việc tập thể và gia đình, động viên chồng, con lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Điển hình như : gia đình bà Ngọ, bà Son, ông Hệ, ông Tơ, ông Mão, ông Kiện, chị Thinh, bà Suốt, bà Tụ và nhiều gia đình khác. Trong kháng chiến chống Mỹ, làng Giải Uấn có vị trí quan trọng vì có Ngã Ba Tuần là nơi giao tiếp giữa các tuyến đường sông và đường bộ, nơi dự trữ và chuyển giao nhiều hàng hóa quốc phòng, địa điểm đóng giữ của chốt đường sông quâ sự. Do vậy kẻ địch ngày đêm nhòm ngó, kiểm soát gắt gao. Từ năm 1965 – 1975 cả thôn đã hứng chịu hàng chục tấn bom đạn của địch làm 4 người chết ( 1 cán bộ Huyện đội ), 1 cán bộ xã, 3 người bị thương, 3 gia đình bị bom Mỹ san phẳng vầ nhiều gia đình bị thiệt hại nặng. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, nhân dân làng Giải Uấn đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng giải quyết những hậu quả mà địch đã gây ra, mau chóng ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất và chiến đấu.
Phong trào thanh niên hăng hái lên đường tòng quân giết giặc càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Làng có 119 bộ đội, 9 thanh niên xung phong, 13 dân công hỏa tuyến, 13 thương binh, 25 liệt sỹ. Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày một lớn mạnh, làng có một chi bộ Đảng gồm 40 đảng viên. Các ông Vẻ, ông Ngọ, ông Chúc, ông Giảng, ô Mão lần lượt làm bí thư chi bộ, gánh vác trọng trách mà Đảng và nhâ dân giao phó.
Về văn hóa – giáo dục không ngừng phát triển. Các em, các cháu đội mũ rơm đến trương và hăng say học tập, nhiều em đã tiến bộ trên mọi lĩnh vực công tác.
Các cụ trong làng là những « Bô Lão” của hội nghị Diên Hồng, luôn động viên con, cháu lên đường đánh Mỹ. Trong đời sống sinh hoạt các cụ là những người mẫu mực, trồng cây trực chiến, nuôi dạy con cháu.
Tóm lại : Giai đoạn 1954 – 1975 nhân dân làng Giải Uấn dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là : sản xuất ra nhiều của cải vật chất, chi viện người và của cho tiền tuyến, xây dựng hậu phương vững mạnh, tổ chức xản xuất và chiến đấu thắng lợi.
Tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục và an ninh, y tế được cải thiện tùng bước vững chắc.
Kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài và anh dũng của dân tộc 1945 – 1975, làng Giải Uấn đã đóng góp cho đất nước những thành tích đáng tự hào trong mọi lĩnh vực : 135 bộ đội, 7 công an, 12 thanh niên xung phong, 30 dân quân du kích, 15 dân công hỏa tuyến, 120 người được thưởng huân huy chương các loại, 25 người đã hy sinh, 15 thương binh, 13 bệnh binh, 7 thầy giáo, cô giáo, 5 y, bác sỹ. Tình làng nghĩa xóm, an ninh trật tự, thuần phong mỹ tục được củng cố và nâng cao từng bước, trong làng không có công dân vi phạm pháp luật.
4/ GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY :
Tổ quốc đã độc lập thống nhất, cả nước đi lên CNXH, nhân dân làng Giải Uấn với truyền thống cần cù, chịu khó, hăng say lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất nước, hưởng ứng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Nhân dân lang Giải Uấn đã thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ được giao, đời sống nhân dân trong làng ngày một nâng cao, không ngừng về mội mặt.
Về tổ chức chính trị :
Trong làng có chi bộ Đảng gồm 38 đảng viên do ông Nguyễn Văn Chi làm Bí thư, chính quyền do ông Nguyễn Hồng Quang làm Thôn trưởng, Đoàn Thanh niên do anh Bùi Văn Biên làm Bí thư, chị Nguyễn Thị Thạnh chi hội trưởng Phụ Nữ, ông Hoàng Minh Cờ chi hội trưởng CCB, ông Nguyễn Văn Tuân tổ trưởng an ninh, ông Lê Văn Thung chi hội trưởng Người Cao Tuổi.
Công tác quốc phòng :
Thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hầu hết thanh niên đang độ tuổi đủ tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, văn hóa đều hăng hái lên đường nhập ngũ, làng có 44 con em hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương hoặc chuyển ngành, đang tại ngũ có 10 sỹ quan cấp tá, 35 sỹ quan cấp úy, 8 công an.
Văn hóa giáo dục :
Về văn hóa :
Trong làng thuần phong mỹ tục luôn được củng cố, tình làng nghĩa xóm luôn được phát huy, quan hệ dòng họ luôn được coi trọng, thôn tổ chức một đội văn nghệ lấy lực lượng thanh niên làm nòng cốt, các tiết mục được biểu diễn trong những dịp lễ tết và sau vụ sản xuất thắng lợi, nội dung nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những thói hư tật xấu kịp thời. Ngôi chùa cổ của làng là nôi sinh hoạt văn hóa tâm linh. Làng có 01 đội bóng chuyền lấy lực lượng CCB làm nòng cốt.
Về giáo dục :
Truyền thống hiếu học của làng được phát huy, làng có 31 giáo viên các cấp học từ Mầm Non đến phổ thông, 17 cán bộ trung cấp, 50 cán bộ có trình độ cao đẳng, 40 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học hiện đang công tác trong các cơ quan nhà nước và quân đội. Các cháu đang theo học các trường đại học, cao đẳng và phổ thông các cấp : có 20 đại học, 10 cao đẳng, 5 trung cấp và học nghề, hàng trăm các cháu đang theo học các trường từ Mầm Non đến phổ thông các cấp.
Nhiều gia đình tuy chưa khá giả nhưng đã vượt khó nuôi con ăn học như gia đình ông Ký, ông Lê Thành, ông Tuyên, ông Hồng, ông Vũ, ông dung, chị Quyến, ông Thảo, ông Đằng, ông Dỹ, ông Tư, ông Dỵ và nhiều gia đình khác. Số cán bộ có học vị là mimnh chứng cho truyền thống học tập của nhân dân trong làng. Làng có 2 Thạc sỹ, 01 Thạc sỹ Y khoa, 01 Thạc sỹ Kỹ thuật quân sự, 01 đang bảo vệ Luận án Tiến Sỹ Y khoa.
Về Y tế :
Làng có 3 Bác sỹ, 6 Y sỹ , sức khỏe nhân dân được chăm sóc chu đáo và kịp thời.
Về kinh tế :
Đời sống kinh tế của nhân dân trong làng ngày càng ổn định vững chắc và trên đà đi lên, cái ăn, cái mặc đã đầy đủ hơn nhiều so với trước đây. Trong làng đã ngói hóa 100%, 40 gia đình có nhà mái bằng và cáo tầng, gần 100% hộ có phương tiện nghe nhìn, 50 hộ có xe gắn máy, 01 hộ có xe công nông, 01 hộ có xe bò, 3 hộ có máy xay xát, 3 hộ có máy vò lúa, 2 hộ có máy làm đậu phụ, 3 hộ có máy nghiền bột các loại, 2 hộ có máy cày, các nghề như mộc, nề, làm đậu phụ, chà, xát gạo, dóc thảm, diệt chiếu, thợ may đã hình thành và phát triển. Điển hình trong sản xuất như gia đình ông Khoa, anh Nho, anh Lượng và nhiều gia đình khác.
Tóm lại : Cộng đồng làng Giải Uấn có lịch sử khá lâu dài mà nổi bật là sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Nhân dân làng Giải Uấn có quyền tự hào về truyền thống và bề dày lịch sử của mình. Đó là truyền thống yêu nước, yêu quê hương, thương đồng bào, tinh thần lao động sáng tạo, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết láng giềng, dòng họ, cộng đồng, chia ngọt sẻ bùi, tương thân tương ái, khát khao vươn tới Chân, Thiện, Mỹ, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Truyền thống văn hiến, hiếu học, coi trọng hiền tài, có ý chí vượt khó khăn trong đời sống, hiếunghĩa với cha, mẹ, chăm sóc con cái học hành tiến bộ.
Nhân dân làng Giải Uấn tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước XHCN, quyết tâm xây dựng làng Giải Uấn thành làng văn hóa kiểu mẫu, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có nếp sống văn hóa lành mạnh. Một làng mà ở đó mọi người biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, luôn có ý chí vươn lên trong lao động và học tập. Mọi người sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
Giải Uấn, tháng 7 năm 2005
T/M BAN SOẠN THẢO
Nguyễn Văn Chi
Biên tập chính Thầy Nguyễn Văn Tuyên
Đánh máy lại ngày 22 tháng 9 năm 2015.
Người đánh máy : Trịnh Văn Hán


Lịch sử làng Giải Uấn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 15/01/2022 08:25:12 (GMT+7)

Lịch sử làng Giải Uấn, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BCĐ “TDĐKXDĐSVH” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ NGA LĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LÀNG GIẢI UẤN
Giải Uấn, tháng 7 năm 2005
SƠ LƯỢC
Lịch sử truyền thống làng
Làng Giải Uấn là một làng có diện tích không lớn, dân số không đông. PhíaBắc giáp thôn Đồng Đội, phía Tây giáp thôn Hội Kê, phía Đông giáp thôn Vân Hoàn, phía Nam giáp sông Lèn.
Diện tích làng hiện nay khoảng : 615.00m2.
Diện tích canh tác : 600.0002.
Dân số : 1091 nhân khẩu với 263 hộ.
Làng Giải Uấn có lịch sử khá lâu đời, theo các cụ xưa truyền lại : Tên làng là làng Mía, di tích còn dấu ấn là Bãi Trại. Sau thấy nơi đây đất bằng phẳng, gần sông khí hậu trong lành nên dời dân đến ở và đổi tên làng là làng An Lạc mà ta thương gọi là Yên lược. Đến năm 1921 Tri huyện Nga Sơn thấy phong trào học tập của làng phát triển đươc đổi tên làng Giải Uấn có nghĩa là Giải Văn.
tổ tiên làng không nhớ rõ từ bao giờ, nhưng chỉ lấy mốc thời gian của dòng họ Nguyễn nhà cụ Cửu Kiên từ Hà Nội vào nhập cư ở làng ta đến nay đã bảy đời, gia phả của dòng họ lập từ thời Hậu Lê vẫn đang còn lưu giữ. Lấy đó làm tin ta có thể đoán biết làng Giải Uấn có cách đây chừng 600 – 700 năm. Ban đầu làng có hai dòng ho lớn là Hoàng và Nguyễn, qua quá trình tồn tại và phát triển đến nay làng Giải Uấn đã có 6 dòng họ Nguyễn, 8 dòng họ Hoàng, 2 dòng họ Lê khác nhau và 4 dòng họ : Vũ, Dư, Bùi, Đỗ. Trong đó lớn nhất là dòng họ Nguyễn và Hoàng.
Cộng Đồng làng Giải Uấn có nhiều dòng họ khác nhau nhưng đều là dòng dõi con Lạc, cháu Hồng luôn đoàn kết, gắn bó, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi, đã cùng nhau góp công, sức xây dựng cộng đồng dân cư ngày một phát triển, tô đẹp cho truyền thống lịch sử làng giàu nét thuần phong mỹ tục.
Quá khứ xa xưa không còn lưu trwex những tư liệu cụ thể, chỉ biết rằng nhân dân làng Giải Uấn luôn sát cánh cùng đồng bào cả nước trong suốt quá trình lịch sử chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước của dân tộc.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LÀNG GỒM 4 GIAI ĐOẠN :

1/ GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1945 :
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân đã dấy lên phong trào yêu nước, đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, đấu tranh chống đi phu, đi lính, giảm tô, giảm thuế, tăng lương, giảm giờ làm.
Nhân dân làng Gải Uấn đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào yêu nước cahs mạng của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Minh, Hội thanh niên cứu quốc. Tiêu biểu như ông Vũ, ông Duy, ông Đài và nhiều người khác. Nhân dân trong làng đã đồng tâm nhất trí làm bất cứ công việc gì khi Đảng cần để chuẩn bị sẵn sàng nhân tài vật lực.
Trong làng đội du kích được thành lập bằng vũ khí thô sơ, giáo mác, gậy gộc, cùng nhau đánh Nhật, Pháp, tham gia lãnh đạo và quản lý làng trước cách mạng có các ông như : ông Cựu Phả, ông Cự Diện, ông Cự Tạc, ông Cựu Mài, ông Cựu Vịnh. Tiếp theo là các chức Hương kiểm như : ông Kiểm Thuyết, ông Kiểm Hựu, Hương bnhuw : ông Quý, Hương bản như : ông Kiện, Hương mục Như : ông Lam.
Đời sống nhân dân trong làng giai đoạn này rất khó khăn khổ cực vì chế độ của thực dân phong kiến. Nạn đói năm 1945 đã làm chết hơn 45 người trong làng cả già, trẻ, gái, trai. Song nhân dân trong làng Giải Uấn đã biết thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi vượt qua hoạn nạn, một lòng khát khao độc lập tự do, đi theo Đảng, theo cách mạng cùng cả nước làm nên cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành công, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nan Á.
2/ GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1954 :
Tháng 8 năm 1945 cách mạng thành công, chính quyền làng Giải Uấn được thành lập, Ban lãnh đạo làng có các ông : Hoàng Xuân Đài làm chủ tịch thôn, ông Hoàng Ngọc Duy làm trưởng ban chính trị, ông Hoàng Văn Vũ làm trtuwowngr ban văn hóa, ông Hoàng Văn Toản làm ban tài vụ, ông Nguyễn Văn Diện làm trưởng ban hành luật, ông Lê Văn Khoáng làm trưởng ban quân vụ.
Để bảo vệ chính quyền còn non trẻ và an ninh trật tự của thôn, đội bảo an được thành lập gồm các ông : ông Đới, ông Mão, ông Tơ, ông Tham vv…
Năm 1946 thành lập xã Sơn Đầu, mỗi làng có một Hương trưởng, Hương trưởng làng Giải Uấn là ông Lê Văn Khoáng, ông Khoáng là thành viên trong đoàn cách mạng đi đón phái bộ Đồng Minh ở Bỉm Sơn.
Năm 1945 dân số trong làng lúc này khoảng 450 người, gồm 110 hộ. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, thực hiện lời kêu giọ toàn quốc kháng chiến của Đảng và BÁc Hồ Nhân dân làng Giải UẤn đã hăng hái tham gia kháng chiến. Phong trào thi đua yêu nước, giàu nghèo, ai có của thì góp của, ai có công thì góp công, thanh niên trai tráng xung phong tòng quân để được trực tiếp cầm súng đánh giặc như : ông Nhe, ông Triều, ông Vượng, ông Du, ông Hách, ông Hường, ông Ngỡ, ông Dị, ông Giảng, ông Lê Đức Giảng, ông Sợi, ông Hội, ông Vũ, ông Hệ, ông Hữu. Thanh niên xung phong như : ông Chúc, ông Tỏa, ông Hịu. Hàng trăm lượt người tham gia dân công tiếp tế lương thực, vũ khí cho chiến trường điển hình như : ông Vẻ, ông Thi, ông Hồng, ông Phan, ông Tư, bà Đệ, bà Cầu và nhiều người khác trong làng.
Nhiều gia đình đã hiến cả của cải nhà cửa để làm kho lương thực, vũ khí cho cách mạng như : nhà ông Chiêm, ông Toản, ông Lạc, ông Lam, bà Xum, bà Oanh. Những gia đình khá giả đã hăng hái mua công phiếu kháng chiến và công trái quốc gia như : gia đình ông Toản, ông Lam, ông Đạo, ông Lạc, bà Tít, ông Khoáng, ông Diện, bà Xum vv…
Trong làng đội du kích được thành lập do ông Nguyễn Văn Hường làm Tiểu đội trưởng và đội nữ du kích do bà Hoàng Thị Vân làm tiểu đội trưởng, các đội du kích thường xuyên luyện tập, mài sắc ý chí, sẵn sàng đánh địch khi cần thiết để bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, tham gia chống càn ở Nga Sơn khi có lệnh điều động như : ông Phan, ông Giảng, ông Triều, ông Hường, ông Diễn, ông Tư vv…
Làng Giải Uấn là làng có vị trí khá quan trọng trong kháng chiến vì làng ở cuối huyện, xã đường cái quan, cạnh sông Lèn giáp ranh với huyện Hậu Lộc. Do vị trí như vậy nên trong kháng chiến Nga Sơn, sau trận chiến đấu hoặc chuẩn bị xuất kích các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương luôn về làng đóng quân an dưỡng và tập luyện. Các anh bộ đội được nhân dân chăm sóc giúp đỡ, cưu mạng đùm bọc như ruột thịt của mình, nổi bật là hội mẹ chiến sỹ và hội phụ nữ trong thôn, điển hình như : bà cụ Nhe, bà cụ Vun, bà Ngọ, bà Đua, bà Hề, bà Họp, bà Hanh, bà Vân cùng nhiều bà khác. Đình lớn và bóng đa họ là nơi tổ chức nhiều cuộc hội nghị lớn của xã và huyện trong thời kháng chiến chống Pháp. Song làng ta cũng là nơi mà địch luôn nhòm ngó. Ngày 01/4/1949 máy bay địch đã ném bom bắn phá làm một người chết và hai người bị thương, nhiều ngôi nhà bị phá hủy, ngôi đình lớn được kiến trúc khá đẹp bị bắn hỏng nặng.
Phong trào sản xuất và y tế, giáo dục cũng được coi trọng, bấy giờ là kinh tế cá thể nhưng mọi người đã hăng hái tham gia sản xuất. làm tốt nghĩa vụ lượng thực cho nhà nước, cung cấp cho bộ đội ăn no đánh thắng.
Về y tế :
Trong làngcác vệ sinh viên và cứu thương được đào tạo ngắn ngày để chăm sóc sức khỏe cho nhâ dân và phục vụ chiến đấu.
Về Văn hóa :
Trong làng có một đội văn nghệ hoạt động theo hình thức nghiệp dư, ngày sản xuất đêm luyện tập, mua vui cho nhân dân trong những ngày lễ tết và sau thời gian lao động mệt nhọc. Những bài ca tiếng hát, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, gương lao động sản xuất tốt được vang lên trong thôn xóm, động viên kịp thời những gương người tốt việc tốt.
Về giáo dục :
ThựC hiện lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, phogn trào diệt giặc dốt được đề cao và rộng khắp. Trong làng các lớp bình dân học vụ được mở ra, tiêu biểu trong phong trào này là ông Duy, ông Vũ, ông Kiện, ông Khang, ông Đài, ông Đạo và nhiều người khác.
Từ năm học 1948 – 1949 trường phổ thông được thành lập, 80% các cháu trong độ tuổi được cắp sách đến trường, nghe thầy giảng bài và học bài dưới nahs đèn dầu hỏa để tránh máy bay địch.
Kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân làng Giải Uấn đã đóng góp một phần không nhỏ cho cách mạng. Đó là làng có 16 bộ đội, 25 du kích, 3 than niên xung phong, 3 thương biinh, 25 người được hưởng huy chương các loại. nhiều người được tặng kỷ niệm kháng chiến và huye hiệu Chiến sỹ Điện Biên.
3/ GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN 1975 :
Đất nước ta tạm thời chia cắt 2 miền để tiến tới tổng tuyển cử thống nhất, nhưng đế quốc Mỹ và chính quyền tai sai Ngô Đình Diệm đã trắng trợn phá hoại hiệp định Giơ ne vơ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Miền Bắc tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, làm hậu phương lớn, vững chắc cho Miền Nam đấu tranh giải phóng đất nước.
Từ năm 1959 HTX được thành lập, do ông Nguyễn Hữu Ngọ và ông Lê Đức Giảng làm chủ nhiệm, ông Hoàng Văn Mão làm bí thư. Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, gần 100% các gia đình đã gia nhập HTX và tự nguyện hiến tài sản, ruộng đất, trâu bò vào tập thể. Phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai” vì Miền Nam ruột thịt được dấy lên mạnh mẽ trong nhân dân. Mỗi xã viên HTX đều có chung một ý chí phải tích cực lao động sản xuất, ngày làm không dduur, tranh thủ làm đêm cho có thật nhiều của cải để chi viện cho tiền tuyến. Từ năm 1964 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, thời gian này nhiệm vụ của mọi người lại nặng nề hơn bao giờ hết.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ : “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, tay súng, tay cày, địch đánh ngày ta làm đêm, những tấm gương lao động giỏi xuất hiện nhiều. Tiêu biểu như : bà Vun, ông Tơ, ông Hồng, ông Mùi, bà Ngọ, bà Son, ông Kim, ông Cát, ông Triêm, bà Tụ và nhiều người khác.
Phong trào “ Thanh niên Ba sẵn sàng”, phụ nữ “ Ba đảm đang” được thấm nhuần sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân. Tiểu đội dân quân do ông Hoàng Văn Lấn làm Tiểu đội trưởng ngày đêm tham gia trực chiến bảo vệ cầu Báo Văn, bảo vệ kho tàng của Nhà nước, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Những bà mẹ chiến sỹ, những chị em phụ nữ đã đảm đang, gánh vác công việc tập thể và gia đình, động viên chồng, con lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Điển hình như : gia đình bà Ngọ, bà Son, ông Hệ, ông Tơ, ông Mão, ông Kiện, chị Thinh, bà Suốt, bà Tụ và nhiều gia đình khác. Trong kháng chiến chống Mỹ, làng Giải Uấn có vị trí quan trọng vì có Ngã Ba Tuần là nơi giao tiếp giữa các tuyến đường sông và đường bộ, nơi dự trữ và chuyển giao nhiều hàng hóa quốc phòng, địa điểm đóng giữ của chốt đường sông quâ sự. Do vậy kẻ địch ngày đêm nhòm ngó, kiểm soát gắt gao. Từ năm 1965 – 1975 cả thôn đã hứng chịu hàng chục tấn bom đạn của địch làm 4 người chết ( 1 cán bộ Huyện đội ), 1 cán bộ xã, 3 người bị thương, 3 gia đình bị bom Mỹ san phẳng vầ nhiều gia đình bị thiệt hại nặng. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, nhân dân làng Giải Uấn đã khắc phục khó khăn, nhanh chóng giải quyết những hậu quả mà địch đã gây ra, mau chóng ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất và chiến đấu.
Phong trào thanh niên hăng hái lên đường tòng quân giết giặc càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Làng có 119 bộ đội, 9 thanh niên xung phong, 13 dân công hỏa tuyến, 13 thương binh, 25 liệt sỹ. Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày một lớn mạnh, làng có một chi bộ Đảng gồm 40 đảng viên. Các ông Vẻ, ông Ngọ, ông Chúc, ông Giảng, ô Mão lần lượt làm bí thư chi bộ, gánh vác trọng trách mà Đảng và nhâ dân giao phó.
Về văn hóa – giáo dục không ngừng phát triển. Các em, các cháu đội mũ rơm đến trương và hăng say học tập, nhiều em đã tiến bộ trên mọi lĩnh vực công tác.
Các cụ trong làng là những « Bô Lão” của hội nghị Diên Hồng, luôn động viên con, cháu lên đường đánh Mỹ. Trong đời sống sinh hoạt các cụ là những người mẫu mực, trồng cây trực chiến, nuôi dạy con cháu.
Tóm lại : Giai đoạn 1954 – 1975 nhân dân làng Giải Uấn dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là : sản xuất ra nhiều của cải vật chất, chi viện người và của cho tiền tuyến, xây dựng hậu phương vững mạnh, tổ chức xản xuất và chiến đấu thắng lợi.
Tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục và an ninh, y tế được cải thiện tùng bước vững chắc.
Kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài và anh dũng của dân tộc 1945 – 1975, làng Giải Uấn đã đóng góp cho đất nước những thành tích đáng tự hào trong mọi lĩnh vực : 135 bộ đội, 7 công an, 12 thanh niên xung phong, 30 dân quân du kích, 15 dân công hỏa tuyến, 120 người được thưởng huân huy chương các loại, 25 người đã hy sinh, 15 thương binh, 13 bệnh binh, 7 thầy giáo, cô giáo, 5 y, bác sỹ. Tình làng nghĩa xóm, an ninh trật tự, thuần phong mỹ tục được củng cố và nâng cao từng bước, trong làng không có công dân vi phạm pháp luật.
4/ GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY :
Tổ quốc đã độc lập thống nhất, cả nước đi lên CNXH, nhân dân làng Giải Uấn với truyền thống cần cù, chịu khó, hăng say lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất nước, hưởng ứng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Nhân dân lang Giải Uấn đã thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ được giao, đời sống nhân dân trong làng ngày một nâng cao, không ngừng về mội mặt.
Về tổ chức chính trị :
Trong làng có chi bộ Đảng gồm 38 đảng viên do ông Nguyễn Văn Chi làm Bí thư, chính quyền do ông Nguyễn Hồng Quang làm Thôn trưởng, Đoàn Thanh niên do anh Bùi Văn Biên làm Bí thư, chị Nguyễn Thị Thạnh chi hội trưởng Phụ Nữ, ông Hoàng Minh Cờ chi hội trưởng CCB, ông Nguyễn Văn Tuân tổ trưởng an ninh, ông Lê Văn Thung chi hội trưởng Người Cao Tuổi.
Công tác quốc phòng :
Thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hầu hết thanh niên đang độ tuổi đủ tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, văn hóa đều hăng hái lên đường nhập ngũ, làng có 44 con em hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương hoặc chuyển ngành, đang tại ngũ có 10 sỹ quan cấp tá, 35 sỹ quan cấp úy, 8 công an.
Văn hóa giáo dục :
Về văn hóa :
Trong làng thuần phong mỹ tục luôn được củng cố, tình làng nghĩa xóm luôn được phát huy, quan hệ dòng họ luôn được coi trọng, thôn tổ chức một đội văn nghệ lấy lực lượng thanh niên làm nòng cốt, các tiết mục được biểu diễn trong những dịp lễ tết và sau vụ sản xuất thắng lợi, nội dung nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những thói hư tật xấu kịp thời. Ngôi chùa cổ của làng là nôi sinh hoạt văn hóa tâm linh. Làng có 01 đội bóng chuyền lấy lực lượng CCB làm nòng cốt.
Về giáo dục :
Truyền thống hiếu học của làng được phát huy, làng có 31 giáo viên các cấp học từ Mầm Non đến phổ thông, 17 cán bộ trung cấp, 50 cán bộ có trình độ cao đẳng, 40 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học hiện đang công tác trong các cơ quan nhà nước và quân đội. Các cháu đang theo học các trường đại học, cao đẳng và phổ thông các cấp : có 20 đại học, 10 cao đẳng, 5 trung cấp và học nghề, hàng trăm các cháu đang theo học các trường từ Mầm Non đến phổ thông các cấp.
Nhiều gia đình tuy chưa khá giả nhưng đã vượt khó nuôi con ăn học như gia đình ông Ký, ông Lê Thành, ông Tuyên, ông Hồng, ông Vũ, ông dung, chị Quyến, ông Thảo, ông Đằng, ông Dỹ, ông Tư, ông Dỵ và nhiều gia đình khác. Số cán bộ có học vị là mimnh chứng cho truyền thống học tập của nhân dân trong làng. Làng có 2 Thạc sỹ, 01 Thạc sỹ Y khoa, 01 Thạc sỹ Kỹ thuật quân sự, 01 đang bảo vệ Luận án Tiến Sỹ Y khoa.
Về Y tế :
Làng có 3 Bác sỹ, 6 Y sỹ , sức khỏe nhân dân được chăm sóc chu đáo và kịp thời.
Về kinh tế :
Đời sống kinh tế của nhân dân trong làng ngày càng ổn định vững chắc và trên đà đi lên, cái ăn, cái mặc đã đầy đủ hơn nhiều so với trước đây. Trong làng đã ngói hóa 100%, 40 gia đình có nhà mái bằng và cáo tầng, gần 100% hộ có phương tiện nghe nhìn, 50 hộ có xe gắn máy, 01 hộ có xe công nông, 01 hộ có xe bò, 3 hộ có máy xay xát, 3 hộ có máy vò lúa, 2 hộ có máy làm đậu phụ, 3 hộ có máy nghiền bột các loại, 2 hộ có máy cày, các nghề như mộc, nề, làm đậu phụ, chà, xát gạo, dóc thảm, diệt chiếu, thợ may đã hình thành và phát triển. Điển hình trong sản xuất như gia đình ông Khoa, anh Nho, anh Lượng và nhiều gia đình khác.
Tóm lại : Cộng đồng làng Giải Uấn có lịch sử khá lâu dài mà nổi bật là sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Nhân dân làng Giải Uấn có quyền tự hào về truyền thống và bề dày lịch sử của mình. Đó là truyền thống yêu nước, yêu quê hương, thương đồng bào, tinh thần lao động sáng tạo, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết láng giềng, dòng họ, cộng đồng, chia ngọt sẻ bùi, tương thân tương ái, khát khao vươn tới Chân, Thiện, Mỹ, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Truyền thống văn hiến, hiếu học, coi trọng hiền tài, có ý chí vượt khó khăn trong đời sống, hiếunghĩa với cha, mẹ, chăm sóc con cái học hành tiến bộ.
Nhân dân làng Giải Uấn tin tưởng vào Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước XHCN, quyết tâm xây dựng làng Giải Uấn thành làng văn hóa kiểu mẫu, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có nếp sống văn hóa lành mạnh. Một làng mà ở đó mọi người biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, luôn có ý chí vươn lên trong lao động và học tập. Mọi người sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu của Đảng xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
Giải Uấn, tháng 7 năm 2005
T/M BAN SOẠN THẢO
Nguyễn Văn Chi
Biên tập chính Thầy Nguyễn Văn Tuyên
Đánh máy lại ngày 22 tháng 9 năm 2015.
Người đánh máy : Trịnh Văn Hán


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC UBND xã